Chồng hay ghen tuông vô cớ người vợ có nên ly hôn không – Luật 24h

Chồng hay ghen tuông vô cớ người chồng có nên ly hôn không là câu hỏi thường gặp trên thực tế? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, hoặc liên hệ qua hotline: 1900 65 74

Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề ly hôn trở nên ngày càng phổ biến. Ly hôn là kết quả không mong muốn của bất cứ gia đình nào, tuy nhiên khi điều đó xảy ra, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức pháp lý và hiểu biết nhất định. Một trong số đó, câu hỏi về việc Chồng hay ghen tuông vô cớ người vợ có nên ly hôn không? Vậy bạn cần biết những gì về ly hôn trong trường hợp này?

1.Căn cứ pháp lý

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

– Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định củaluật hôn nhân và gia đình năm 2000

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2.Giải quyết vấn đề

Trong cuộc sống vợ chồng rất khó tránh khỏi những thời điểm người chồng ghen tuông, tra hỏi, không hài lòng với mối quan hệ của vợ với người khác mà nhất là mối quan hệ với nam giới. Nếu như ghen tuông chỉ dừng lại ở mức nhẹ nhàng thì sẽ không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ vợ chồng nhưng ghen tuông vô cớ, ghen tuông không có nguyên do, ghen tuông như một thói quen, ghen tuông trở thành nỗi ám ảnh thì sẽ khiến cho cuộc sống vợ chồng trở nên mệt mỏi và bế tắc.

Chồng hay ghen tuông vô cớ người vợ có nên ly hôn không?- Luật 24h

Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900 65 74

Vậy chồng ghen tuông vô cớ có thể là căn cứ để vợ ly hôn chồng không?

Nếu việc ghen tuông dẫn đến cuộc sống hôn nhân bế tắc, việc tiếp tục duy trì cuộc sống hôn nhân chỉ khiến hai bên mệt mỏi thì người chồng có thể thỏa thuận với vợ để hai vợ chồng cùng thuận tình ly hôn, chấm dứt mối quan hệ vợ chồng.

Tuy nhiên trên thực tế việc người chồng ghen tuông cũng xuất phát từ tình cảm, tình yêu của người chồng giành cho vợ, từ sự cố chấp của người chồng. Vì thế khi thỏa thuận ly hôn, khả năng cao người chồng không đồng ý ly hôn theo thủ tục thuận tình ly hôn.

Trong trường hợp, hai vợ chồng có thể thỏa thuận được về việc chấm dứt hôn nhân và cùng yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì vụ án ly hôn của hai vợ chồng sẽ tuân theo thủ tục thuận tình ly hôn quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

– Tòa án công nhận thỏa thuận thuận tình ly hôn nếu như hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con

– Tòa án giải quyết việc ly hôn: nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con

Thủ tục thuận tình ly hôn

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Đơn xin thuận tình ly hôn (theo mẫu hoặc viết tay);

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)

CMND/CCCD/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);

Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);

Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

Các bước tiến hành nộp hồ sơ thuận tình ly hôn:

+ Thẩm quyền giải quyết:

Vợ chồng thuận tình ly hôn nộp đơn thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc theo quy định tại điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Bước 1: Trong thời hạn  05 -08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Bước 2: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện căn cứ vào thông báo của Tòa án. Nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 3: Trong thời hạn khoảng 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

Bước 4: Trong thời gian 07 ngày làm việc từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn), nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.

Trường hợp người chồng ghen tuông một phần nào đó có thể là có tình cảm với người vợ, do đó nếu thỏa thuận ly hôn thuận tình, người vợ nhiều khả năng sẽ không đồng ý. Trong trường hợp đó, nếu người vợ vẫn muốn ly hôn với chồng với lý do người chồng ghen tuông vô cớ bằng thủ tục đơn phương ly hôn thì sẽ căn cứ vào quy định sau.

Căn cứ đơn phương ly hôn được quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:  “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Theo quy định của pháp luật thì người vợ có thể yêu cầu Tòa án đơn phương ly hôn nếu có một trong các căn cứ người chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Thứ nhất, người chồng ghen tuông với vợ một cách vô cớ và diễn ra thường xuyên thể hiện người chồng không tin tưởng vợ, không tôn trọng vợ, qua đó thể hiện sự vi phạm nghĩa vụ vợ chồng quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Trong trường hợp người chồng vì ghen tuông vô cớ mà cấm đoán không cho người vợ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì hành vi của người chồng đã vi phạm quy định tại Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Việc người chồng ghen tuông vô cớ là căn cứ để người vợ yêu cầu Tòa án ly hôn nếu thỏa  mãn một trong các căn cứ sau: (Căn cứ vào Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP)

Thứ nhất, hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng:(Điểm a1 Điều 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP)

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;”

Người chồng tuy rất hay ghen tuông với chồng nhưng lại không chăm sóc, giúp đỡ người kia, bỏ mặc người người chồng muốn sống ra sao thì sống. Việc ghen tuông chỉ thể hiện sự chiếm hữu của người vợ còn về cuộc sống chung thì người vợ không quan tâm, lo lắng cho chồng. Điều đó cho thấy cuộc sống chung của vợ chồng hoàn toàn lâm vào tình trạng trầm trọng bởi quan hệ giữa vợ và chồng xây dựng trên cơ sở của sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu hai vợ chồng chung sống mà không có tình cảm chỉ có sự ghen tuông, chiếm hữu thì rõ ràng cho thấy hôn nhân đang lâm vào trầm trọng.

Thứ hai, cuộc sống chung không thể kéo dài: “Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.” (Điểm a2 Điều 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP)

Việc ghen tuông nếu đã được nhắc nhiều lần nhưng người chồng vẫn tiếp diễn; đồng thời người vợ vì cảm thấy cuộc sống ngột ngạt mà vẫn tiếp tục duy trì cuộc sống ly thân thì điều đó cho thấy rõ ràng cuộc sống chung vợ chồng không thể kéo dài.

Thứ ba, mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.” (Điểm a3 Điều 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP)

Người chồng ghen tuông vô cớ, ghen tuông không có lý do chính đáng, ghen tuông theo một cách ám ảnh, điều đó cho thấy người chồng không tôn trọng vào uy tín của người vợ, không có lòng tin vào người vợ của mình. Mục đích của hôn nhân là gắn kết, đồng cảm, yêu thương, tin tưởng, chia sẻ không thể đạt được.

Nếu thỏa mãn một trong các căn cứ trên thì Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn của người vợ. Tuy nhiên để có căn cứ cho rằng người chồng ghen tuông quá vô cớ khiến cho cuộc sống hôn nhân thật sự khủng hoảng, bế tắc không có giải pháp khắc phục thì người vợ phải chứng minh được sự ghen tuông của chồng là thực sự vô cớ, người vợ vốn không hề có hành vi mờ ám hay trên mức tình bạn với người khác giới. Hơn thế sự ghen tuông vô cớ đó diễn ra thường xuyên, liên tục, người chồng vì ghen tuông mà hạn chế các quan hệ xã hội của người vợ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của vợ. Đồng thời cần làm rõ tuy chồng rất hay ghen tuông nhưng người chồng lại hoàn toàn không quan tâm, chia sẻ hay lo lắng cho người kia thì đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn của người vợ.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con ( nếu có, bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

–  Đơn xin ly hôn đơn phương(Theo mẫu hoặc viết tay)

Các bước tiến hành nộp hồ sơ đơn phương ly hôn:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người vợ nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng) đang cư trú và làm việc theo quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015 : “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”

Bước 2: Trong thời hạn tám (08) ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện căn cứ vào thông báo của Tòa án. Nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn đơn phương chung, ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.

Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900 65 74

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc liên quan đến vấn đề Chồng hay ghen tuông vô cớ người vợ có nên ly hôn không, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.

Dịch vụ pháp lý của Luật 24h:

– Tư vấn về vấn đề chồng hay ghen tuông vô cớ người vợ có nên ly hôn

– Tư vấn thủ tục, chuẩn bị hồ sơ ly hôn

– Dịch vụ luật sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi ly hôn

>>Xem thêm: Giải quyết Ly hôn nhanh tại huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa

>> Xem thêm: Vợ chồng đang làm thủ tục ly hôn mà một bên chết thì có được hưởng thừa kế của nhau? luật 24h

>> Xem thêm: Công ty Luật 24h

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chồng ngoại tình thì vợ có được chia tài sản nhiều hơn không?

Chồng ngoại tình thì vợ có được chia tài sản nhiều hơn không? Chồng ngoại tình thì vợ c...

Xem thêm

Có nên kết hôn hay không?

Có nên kết hôn hay không? Có nên kết hôn hay không? Pháp luật quy định như thế nào về v...

Xem thêm

Xác đinh cha cho con khi phát hiện con chung không phải con ruột c...

Xác đinh cha cho con khi phát hiện con chung không phải con ruột của mình Xác đinh cha ...

Xem thêm

Không đăng ký kết hôn, có đòi tiền cấp dưỡng cho con được không?

Không đăng ký kết hôn, có đòi tiền cấp dưỡng cho con được không? Không đăng ký kết hôn,...

Xem thêm

Có thể khởi kiện yêu cầu người tình cấp dưỡng nuôi con không?

Có thể khởi kiện yêu cầu người tình cấp dưỡng nuôi con không? Có thể khởi kiện yêu cầu ...

Xem thêm

Bị vợ cắm sừng có đòi lại được tiền cấp dưỡng nuôi con?

Bị vợ cắm sừng có đòi lại được tiền cấp dưỡng nuôi con? Bị vợ cắm sừng có đòi lại được ...

Xem thêm

Cha mẹ đã ly hôn, tôi có quyền kiện đòi tài sản của mẹ không?

Cha mẹ đã ly hôn, tôi có quyền kiện đòi tài sản của mẹ không? Cha mẹ đã ly hôn, tôi có ...

Xem thêm

Chồng ngoại tình có con riêng có nên ly hôn?

Chồng ngoại tình có con riêng có nên ly hôn? Chồng ngoại tình có con riêng có nên ly hô...

Xem thêm

Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con như thế nào?

Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con như thế nào? Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con như ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574