Đăng ký kịch bản? Quyền sở hữu trí tuệ đối với vở kịch đã diễn

Các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc về việc Đăng ký kịch bản, Quyền sở hữu trí tuệ đối với vở kịch đã diễn. Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, hoặc liên hệ qua hotline: 1900 6574

1.Cơ sở pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)

-Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

-Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

2. Giải quyết vấn đề: Đăng ký kịch bản- Quyền sở hữu trí tuệ đối với vở kịch đã diễn

2.2 Đăng ký kịch bản

Kịch bản là một vở kịch, một bộ phim, một chương trình,… được phác thảo, mô hình hoá ở dạng văn bản. Nó là một trong những loại hình tác phẩm được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả.

Đăng ký kịch bản là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, kịch bản, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản.

Thủ tục đăng ký kịch bản:

A. Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả

– Hai bản sao kịch bản đăng ký quyền tác giả

– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu kịch bản có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung

B. Quy trình thực hiện thủ tục

– Bước 1: Nộp hồ sơ

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hay ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến trụ sở Cục Bản quyền tác giả.

– Bước 2: Giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC: Lệ phí đăng ký kịch bản là 100000 đồng.

2.2 Quyền sở hữu trí tuệ đối với vở kịch đã diễn

Vở kịch là một tiết mục nghệ thuật có những người đóng nhiều vai khác nhau để biểu diễn trên sân khấu. Như vậy, vở kịch là một tác phẩm sẩn khấu – một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Quyền sở hữu trí tuệ đối với vở kịch đã diễn là các quyền (quyền tài sản và quyền nhân thân) đối với vở kịch đã được công bố.

 

Đăng ký kịch bản? Quyền sở hữu trí tuệ đối với vở kịch đã diễn

>> Xem thêm: Thủ tục đăng kí quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành mới nhất – Luật 24H

>> Xem thêm: Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu – Luật 24H

>> Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả theo quy định – Luật 24h

>> Xem thêm: Mẫu đơn đăng ký bản quyền tác giả mới nhất – Luật 24h

Tác giả (đồng thời là chủ sở hữu hay không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả) của vở kịch đã diễn được hưởng các quyền nhân thân như: Đặt tên cho vở kịch, đứng tên thật hoặc bút danh trên vở kịch, được nêu tên thật hoặc bút danh khi vở kịch được tiếp tục diễn, bảo vệ sự toàn vẹn của vở kịch, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc vở kịch dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của mình và các quyền tài sản: Làm vở kịch phái sinh, tiếp tục biểu diễn vở kịch trước công chúng, sao chép vở kịch, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao vở kịch, truyền đạt vở kịch đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác. (theo quy định tại khoản 3 điều 11 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)

Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu, ở đây cụ thể là vở kịch đã diễn như sau:

1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền:

Đặt tên cho vở kịch

Đứng tên thật hoặc bút danh trên vở kịch; được nêu tên thật hoặc bút danh khi vở kịch được sử dụng

Bảo vệ sự toàn vẹn của vở kịch, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc vở kịch dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất vở kịch là chủ sở hữu các quyền:

– Công bố vở kịch hoặc cho phép người khác công bố vở kịch

– Làm tác phẩm phái sinh;

– Biểu diễn vở kịch trước công chúng;

– Sao chép vở kịch;

– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao vở kịch;

– Truyền đạt vở kịch đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất vở kịch có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thoả thuận với người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo.

Một số dịch vụ của Luật 24H về pháp luật sở hữu trí tuệ:

-Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

-Tư vấn chung về luật bản quyền

-Tư vấn và thực hiện các thủ tục chuyển nhượng/chuyển giao bản quyền

-Khiếu nại, khởi kiện các vi phạm về bản quyền;…

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý về cách Đăng ký kịch bản và quyền sở hữu trí tuệ đối với vở kịch đã diễn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách Đăng ký kịch bản? Quyền sở hữu trí tuệ đối với vở kịch đã diễn hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Xem thêm: Tư vấn cách bảo vệ quyền sở hữu tên miền theo pháp luật hiện hành – Luật 24H

Xem thêm: Đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định mới nhất – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định sở hữu trí tuệ – Luật 24h

>>Xem thêm: Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với phần mềm máy tính – Luật 24h

>> Xem thêm: Thủ tục đăng kí quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành mới nhất – Luật 24H

>> Xem thêm: Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu – Luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thắc mắc về đặt tên thương hiệu, cách đăng ký độc quyền thương hiệ...

Thắc mắc về đặt tên thương hiệu, cách đăng ký độc quyền thương hiệu – Luật 24H Th...

Xem thêm

Trường hợp đăng ký cho thuê, nhượng quyền sáng chế ?

Trường hợp đăng ký cho thuê, nhượng quyền sáng chế ? Bảo đảm thông tin, truyền thông ch...

Xem thêm

Sử dụng video như thế nào để không vi phạm bản quyền?

Sử dụng video như thế nào để không vi phạm bản quyền? Sử dụng video như thế nào để khôn...

Xem thêm

Tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

Tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp Tổ chức đủ điều kiện hoạt đ...

Xem thêm

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ – Luật 24h

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ – Luật 24h Điều kiện chung đố...

Xem thêm

Khái niệm, đặc trưng của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian

Khái niệm, đặc trưng của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian Khái niệm, đặc trưng của ...

Xem thêm

Khái niệm và đặc điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Khái niệm và đặc điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp Khái niệm và đặc ...

Xem thêm

Tính mới của sáng chế

Tính mới của sáng chế? Tính mới của sáng chế như thế nào? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Đăng ký nhãn hiệu trùng tên như thế nào ? Điều kiện đăng ký

Đăng ký nhãn hiệu trùng tên như thế nào ? Điều kiện đăng ký theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574