Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với con cái khi kết hôn theo quy định mới nhất 2020? – Luật 24h

Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với con cái khi kết hôn Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, liên hệ qua hotline: 1900 65 74.

Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.

Hôn nhân xuất phát từ sự tự nguyện của cá nhân nam và nữ. Tuy nhiên ngoài yếu tố tình cảm thì khi kết hôn, pháp luật đặt ra quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Quy định của pháp luật không nhằm mục đích rào cản mà để giàng buộc và gắn kết vợ chồng với nhau. Vậy quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm rõ quy định đó.

1. Cơ sở pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Bộ luật dân sự 2015

2. Giải quyết vấn đề

 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với con cái bao gồm bao gồm những quyền và nghĩa vụ sau:

Về chăm sóc, nuôi dưỡng con cái:

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (theo khoản 1 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi  mình theo quy định pháp luật. (Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với con cái khi kết hôn theo quy định mới nhất 2020? - Luật 24h
Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với con cái khi kết hôn theo quy định mới nhất 2020? – Luật 24h

Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900 65 74

>Xem thêm: Chồng có được ly hôn khi vợ đang mang thai – Hãng luật 24H

>>Xem thêm:Vàng cưới tặng cho vợ chồng có phải là tài sản riêng – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Chồng ngoại tình làm sao để ly hôn theo quy định pháp luật – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Ly hôn khi không biết địa chỉ của chồng ở đấu – Hãng luật 24H

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở, yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi có căn cứ thay đổi tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con  có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật hôn nhân và gia đình 2014; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình; yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người kia nếu việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

 Về giáo dục con cái: (Điều 72 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

– Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

– Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

Về giám hộ cho con: (Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Điều 21 Bộ luật dân sự 2015)

Cha mẹ là người giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.

Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.

Về quản lý, định đoạt tài sản của con: (Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

 Về quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên:

Khi có căn cứ tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa

Về bồi thường thiệt hại do hành vi của con:

Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên,con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự căn cứ theo Điều 74 Luật hôn nhân và gia đình 2014 .

Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với con cái khi kết hôn theo quy định mới nhất 2020? - Luật 24h
Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với con cái khi kết hôn theo quy định mới nhất 2020? – Luật 24h

Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900 65 74

>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Các bước để ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Ly hôn khi không biết địa chỉ của chồng ở đấu – Hãng luật 24H

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.

Dịch vụ pháp lý Luật 24H:

-Tư vấn về vấn đề quyền và nghĩa vụ với con cái của vợ chồng khi kết hôn

-Tư vấn về vấn đề quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng khi kết hôn

– Tư vấn về các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chồng ngoại tình thì vợ có được chia tài sản nhiều hơn không?

Chồng ngoại tình thì vợ có được chia tài sản nhiều hơn không? Chồng ngoại tình thì vợ c...

Xem thêm

Có nên kết hôn hay không?

Có nên kết hôn hay không? Có nên kết hôn hay không? Pháp luật quy định như thế nào về v...

Xem thêm

Xác đinh cha cho con khi phát hiện con chung không phải con ruột c...

Xác đinh cha cho con khi phát hiện con chung không phải con ruột của mình Xác đinh cha ...

Xem thêm

Không đăng ký kết hôn, có đòi tiền cấp dưỡng cho con được không?

Không đăng ký kết hôn, có đòi tiền cấp dưỡng cho con được không? Không đăng ký kết hôn,...

Xem thêm

Có thể khởi kiện yêu cầu người tình cấp dưỡng nuôi con không?

Có thể khởi kiện yêu cầu người tình cấp dưỡng nuôi con không? Có thể khởi kiện yêu cầu ...

Xem thêm

Bị vợ cắm sừng có đòi lại được tiền cấp dưỡng nuôi con?

Bị vợ cắm sừng có đòi lại được tiền cấp dưỡng nuôi con? Bị vợ cắm sừng có đòi lại được ...

Xem thêm

Cha mẹ đã ly hôn, tôi có quyền kiện đòi tài sản của mẹ không?

Cha mẹ đã ly hôn, tôi có quyền kiện đòi tài sản của mẹ không? Cha mẹ đã ly hôn, tôi có ...

Xem thêm

Chồng ngoại tình có con riêng có nên ly hôn?

Chồng ngoại tình có con riêng có nên ly hôn? Chồng ngoại tình có con riêng có nên ly hô...

Xem thêm

Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con như thế nào?

Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con như thế nào? Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con như ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574