Tài sản bảo đảm khoản vay được xử lý như nào khi bên vay tiền không đủ khả năng trả nợ.- LUẬT 24H

Mô tả: Tài sản bảo đảm khoản vay được xử lý như nào khi bên vay tiền không đủ khả năng trả nợ? – Luật 24H, cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chính xác nhất, giá rẻ nhất, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng nhất, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tốt nhất.

Khi bên vay tiền không đủ khả năng chi trả, thì tài sản bảo đảm khoản vay được xử lý như nào theo quy định của pháp luật? Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc trên.

Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Dân sự 2015

Giải quyết vấn đề

1. Các hình thức bảo đảm tiền vay.

– Cầm cố tài sản:

Theo Điều 309 Bộ Luật Dân sự 2015, Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Bên cầm cố phải giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố, khi đến hạn, bên cầm cố trả đủ số tiền đã vay, thì bên nhận cầm cố có nghĩa vụ phải trả lại tài sản cầm cố. Trường hợp đến hạn, nhưng bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thì bên nhận cầm cố sẽ thực hiện các  phương thức xử lý tài sản cầm cố.

Luật sư tư vấn thủ tục đòi nợ, gọi: 1900 65 74

– Thế chấp tài sản:

Theo Điều 317, Bộ Luật Dân sự 2015: Việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp ).

Bên thế chấp không phải giao tài sản thế của bên nhận thế chấp, mà chỉ giao những giấy tờ quan trọng có giá liên quan đến tài sản thế chấp. Khi bên thế chấp thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền của mình, bên nhận thế chấp sẽ trả lại đầy đủ toàn bộ giấy tờ của tài sản thế chấp. Trường hợp bên thế chấp, không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, bên nhận thế chấp sẽ thực hiện các phương thức xử lý tài sản thế chấp.

-Bảo lãnh:

Theo Điều 335 Bộ Luật Dân sự 2015: Việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên có nghĩa vụ  (sau đây gọi là bên được bảo lãnh) , nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bảo lãnh sẽ xuất hiện nghĩa vụ của bên thứ ba, khi đó việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền sẽ được chuyển giao cho bên thứ ba khi bên được bảo lãnh đến hạn không thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Bảo lãnh có thể được thực hiện bằng tiền hoặc tài sản có giá trị tương đương.

Tín chấp:

Điều 344, Bộ Luật Dân sự 2015: Tổ  chức chính trị – xã hội ở cơ sở  có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất,kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tổ chức chính trị – xã hội bằng uy tín của mình, sẽ bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.

Như vậy, trong các biện pháp bảo đảm khoản vay, chỉ có biện pháp cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là bảo đảm bằng tài sản, còn bảo lãnh và tín chấp là bảo đảm bằng tài sản và uy tín của người đứng ra bảo lãnh.

2. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm khoản vay khi cầm cố, thế chấp.

Theo Điều 303 Bộ Luật Dân sự 2015, phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp gồm:

+ Bán đấu giá tài sản;

+ Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

+ Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

+ Phương thức khác theo thỏa thuận của các bên.

Pháp luật ưu tiên các bên xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo thỏa thuận; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì sẽ bán đấu giá tài sản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, tài sản sẽ được bán đi để thực hiện việc trả nợ của bên vay, nếu bên cho vay nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế việc trả nợ thì không cần phải bán tài sản.

3. Thanh toán số tiền có được từ xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.

Căn cứ Điều 308 Bộ luật dân sự 2015, số tiền có được từ xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán như sau:

– Số tiền sau khi có được từ xử lý tài sản thế chấp sau khi trừ đi các chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp  được thanh toán trả nợ theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng. Bên nào xác lập hiệu lực đối kháng trước, bên đó sẽ được thanh toán trước.

+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm. Bên nào xác lập biện pháp bảo đảm trước, bên đó sẽ được thanh toán trước.

Ví dụ: Năm 2000 A vay B 1 tỷ, thế chấp ngồi nhà N,  năm 2002 tuy chưa trả nợ cho B nhưng  A vay C 2 tỷ vẫn thế chấp ngồi nhà N. Đế 2003, A bị B và C cùng khởi kiện đòi nợ. Tại thời điểm này, A không có khả năng trả nợ, nên Tòa án ra quyết định bán đấu giá tài sản thế chấp. Ngồi nhà bán đi được 2, 5 tỷ. Do A dùng ngồi nhà N xác lập quan hệ vay tiền với B trước, nên B sẽ được trả 1 tỷ trước, 1,5 tỷ còn lại sẽ trả cho C.

+ Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ bà và có biện phát bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba được ưu tiên thanh toán trước.

– Trường hợp số tiền xử lý tài sản đó sau khi trừ đi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm;

– Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

Ví dụ: M vay N 1 tỷ thế chấp ngôi nhà L. Khi bán đấu giá ngồi nhà L được 2 tỷ. N chỉ được nhận 1 tỷ, 1 tỷ còn lại N phải trả lại M.

Luật sư tư vấn thủ tục đòi nợ, gọi: 1900 65 74

Các dịch vụ tư vấn của  Luật 24H

-Tư vấn thủ tục đòi nợ

-Hỗ trợ thủ tục đòi nợ

-Dịch vụ luật sư tư vấn tại nhà.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp được vướng mắc của bạn về vấn đề Tài sản bảo đảm khoản vay được xử lý như nào khi bên vay tiền không đủ khả năng trả nợ? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác bạn có thể liên hệ theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net/ để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

>>Xem thêm: Công ty Luật 24h

>> Xem thêm: Vay tiền không trả có bị xử lý hình sự – Luật 24h

>> Xem thêm: Hợp đồng vay tiền có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không-Luật  24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Cách quyết toán thuế thu nhập cá nhân Cách quyết toán thuế thu nhập cá nhân như thế nào...

Xem thêm

Quyền thừa kế khi người có di sản chết không để lại di chúc?

Quyền thừa kế khi người có di sản chết không để lại di chúc? Quyền thừa kế khi người có...

Xem thêm

Đăng ký khai sinh cho con khi đang làm thủ tục ly hôn

Đăng ký khai sinh cho con khi đang làm thủ tục ly hôn. Pháp luật quy định như thế nào v...

Xem thêm

Tìm hiểu về việc cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi

Tìm hiểu về việc cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi. luật 24H cam kết tư vấn 24/7...

Xem thêm

Môi giới thương mại là gì và quy định chung về hoạt động môi giới ...

Môi giới thương mại là gì và quy định chung về hoạt động môi giới thương mại ra sao? Mô...

Xem thêm

Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyế...

Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? Những y...

Xem thêm

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa phải làm thủ tục dán nhãn năng l...

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa phải làm thủ tục dán nhãn năng lượng thực hiện như th...

Xem thêm

Kết thúc hợp đồng gia công thì nguyên vật liệu phế phẩm phục vụ gi...

Kết thúc hợp đồng gia công thì nguyên vật liệu phế phẩm phục vụ gia công được xử lý the...

Xem thêm

Tái tạo nguồn lợi thủy sản là gì?

Tái tạo nguồn lợi thủy sản là gì? Tái tạo nguồn lợi thủy sản như thế nào? Pháp luật quy...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574