Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định pháp luật mới nhất? – Luật 24h

Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định pháp luật mới nhất?

Suy giảm khả năng lao động là quy định để làm căn cứ xác định các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất ? Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động là gì?, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.

Sức khỏe là vốn quý của mỗi người, có sức khỏe, con người có thể lao động để tạo ra của cải, vật chất phục vụ đời sống. Có sức khỏe, mỗi người mới cảm nhận và tận hưởng cuộc sỗng. Sẽ ra sao nếu một ngày sức khỏe của bạn xấu đi dẫn đến suy giảm khả năng lao động. Khi đó, thủ tục giám định như thế nào để được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc?

1.Cơ sở pháp lý

– Luật bảo hiểm xã hội 2014

– Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế

2. Giải quyết vấn đề

Suy giảm khả năng lao động là trường hợp sức khỏe lao động của người lao động vì các lý do liên quan đến công việc đang đảm nhiệm mà khả năng lao động bị giảm sút. Sự suy giảm đó sẽ được hưởng các quyền lợi của chế độ bảo hiểm theo quy định.

2.1.Suy giảm khả năng lao động là điều kiện để hưởng các chế độ sau tại Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Thứ nhất là suy giảm khả năng lao động là điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều 43, 44 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

Chế độ tai nạn lao động:

Người lao động bị tai nạn lao động khi làm việc và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên trong các trường hợp sau:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Chế độ bệnh nghề nghiệp: để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi người lao động bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Mức độ suy giảm khả năng lao động là cơ sở để xác định mức trợ cấp hàng tuần, hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thứ hai là chế độ hưu trí: Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Khi bị suy giảm khả năng lao động với mức độ suy giảm theo luật định thì người lao động được nghỉ hưu sớm hơn so với quy định của người lao động thông thường.

Thứ ba, suy giảm khả năng lao động là điều kiện để thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi người lao động đó chết. (Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

Không chỉ bản thân người lao động bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ mà thân nhân của người lao động chết nhưng đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc đang hưởng lương hưu, hoặc chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên. Thân nhân của người lao động trong các trường hợp trên là con, vợ,  cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, tức là khả năng có thể lao động làm ra của cải là rất thấp và hầu như không còn, khó để tự nuôi sống bản thân thì sẽ được hưởng chế độ tuất ủa bảo hiểm xã hội.

Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định pháp luật mới nhất?  Luật sư tư vấn Luật bảo hiểm xã hội, gọi: 1900 65 74

>>Xem thêm: Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng hưu trí năm 2020 – Hãng luật 24H

2.2. Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động

Để xác định được tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là điều kiện hưởng chế độ nêu trên cần qua bước giám định theo quy định tại Điều 117 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về  Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

Thẩm quyền giám định suy giảm khả năng lao động: Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định mức suy giảm khả năng lao động cho những người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở của mình và nộp hồ sơ tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh nơi mình đặt trụ sở chính.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế quy định về hồ sơ cần chuẩn bị để giám định suy giảm khả năng lao động với từng trường hợp sau:

Thứ nhất với trường hợp tai nạn lao động:

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể giám định hai lần: giám định lần đầu, giám định tái phát.

Giám định lần đầu: giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp, mà chưa được giám định lần nào ở loại hình giám định đó.

Giám định tái phát: là giám định mức suy giảm khả năng lao động từ lần thứ hai đối với người lao động bị thương tật, bệnh, tật do tai nạn lao động; hoặc, bị bệnh nghề nghiệp đã được khám giám định, sau đó tái phát, tiến triển.

Với mỗi lần giám định, hồ sơ giám định có những quy định riêng về hồ sơ:


Hồ sơ giám định lần đầu
Hồ sơ giám định tái phát
Tai nạn lao động Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động;

– Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao  Biên bản tai nạn giao thông;

– Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao);

– Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.

– Một trong các giấy tờ quy định:  Giấy tờ có ảnh như: CMND, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

 

–  Giấy đề nghị giám định;

– Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh;

– Các giấy tờ điều trị vết thương tái phát: Giấy ra viện theo đúng quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trong trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị ngoại trú thương tật tái phát do tai nạn lao động (bản sao);

– Biên bản Giám định Y khoa các lần giám định trước.

– Một trong các giấy tờ quy định:  Giấy tờ có ảnh như: CMND, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Thứ hai, với trường hợp bệnh nghề nghiệp:

Hồ sơ giám định lần đầu
Hồ sơ giám định tái phát
– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động

– Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

– Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).

– Một trong các giấy tờ quy định:  Giấy tờ có ảnh như: CMND, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

 

– Giấy đề nghị giám định;

– Giấy giới thiệu của cơ quan BHXH cấp tỉnh;

– Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định;

– Các giấy tờ điều trị bệnh nghề nghiệp tái phát: Giấy ra viện theo đúng quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trong trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị ngoại trú do bệnh nghề nghiệp tái phát (bản sao);

– Biên bản Giám định Y khoa các lần giám định trước (bản sao).

– Một trong các giấy tờ quy định: Giấy tờ có ảnh như: CMND, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

 

 

 

Với chế độ hưu trí:

Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;

b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

c) Một trong các giấy tờ quy định tại: Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

Với chế độ tử tuất:

a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

c) Một trong các giấy tờ quy định tại: Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật.

Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định pháp luật mới nhất?

Luật sư tư vấn Luật bảo hiểm xã hội, gọi: 1900 65 74

>Xem thêm: Sảy thai có được hưởng chế độ thai  sản theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêmThủ tục hưởng chế độ thai sản – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng thai sản theo quy định mới nhất  – Hãng luật 24H

Các dịch vụ của hãng Luật 24H

Tư vấn về thủ tục giám định suy giảm khả năng lao động;

Hỗ trợ thực hiện thủ tục hưởng chế độ do suy giảm khả năng lao động;

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp suy giảm khả năng lao động.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Tham khảo: Công ty Luật 24H

>>Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận các vấn đề hộ tịch? – Luật 24h

>>Xem thêm: Điều kiện, trình tự để đăng ký hộ khẩu thường trú thực hiện như thế nào là đúng nhất? – Luật 24h

>>Xem thêm: Có thể xin trích lục đăng ký kết hôn ở đâu ? Thủ tục như thế nào? – Luật 24h

>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục làm lại giấy khai sinh khi đã cao tuổi? – Luật 24h

>>Xem thêm: Thẩm quyền cấp lại Giấy khai sinh bản chính, thay đổi dân tộc? – Luật 24h

>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – LUẬT 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bị tạm giam có phải đóng bảo hiểm y tế hay không – Luật 24H

Bị tạm giam có phải đóng bảo hiểm y tế hay không – Luật 24H Bị tạm giam có phải đ...

Xem thêm

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế lần đầu – Luậ...

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế lần đầu – Luật 24H Thủ tục đăng ký...

Xem thêm

Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động theo q...

Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động theo quy định pháp luật ...

Xem thêm

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do người lao động và người sử dụn...

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do người lao động và người sử dụng lao động đóng ̵...

Xem thêm

Tiền thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? – Lu...

Mô tả: Tiền thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không, luật 24H cam kết tư vấn ...

Xem thêm

Công ty không thanh toán thai sản thì được xử lý thế nào – L...

Công ty không thanh toán thai sản thì được xử lý thế nào theo quy định pháp luật, Luật ...

Xem thêm

Cách tính chế độ tử tuất chi tiết nhất – luật 24h

Mô tả: Cách tính chế độ tử tuất chi tiết nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông ...

Xem thêm

Người lao động hợp đồng 6 tháng có phải đóng bảo hiểm xã hội theo ...

Người lao động hợp đồng 6 tháng có phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất, Lu...

Xem thêm

Mang thai được một tháng nghỉ việc có được hưởng thai sản theo quy...

Mang thai được một tháng nghỉ việc có được hưởng thai sản theo quy định mới nhất, Luật ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574