Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khác gì những loại nhà nước khác

Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khác gì những loại nhà nước khác? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 28 tháng 11 năm 2013.

Giải quyết vấn đề

Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khác gì những loại nhà nước khác
Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khác gì những loại nhà nước khác

Hiện nay, trên thế giới tồn tại 2 kiểu nhà nước, đó là: nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền Tư bản chủ nghĩa.

Trong bản Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 có nói: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân (khoản 1 điều 2).

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 

Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 

Sự khác biệt giữa nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nhà nước pháp quyền Tư bản chủ nghĩa là:

Thứ nhất, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhà nước pháp quyền tư sản đều phải thừa nhận phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Tuy nhiên, bản chất và nội dung pháp luật về tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy của hai nhà nước có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Rõ nhất là, sự khác nhau trong các quy phạm của hiến pháp và pháp luật về tổ chức, cơ cấu nhân sự và việc xây dựng, vận hành của bộ máy quyền lực như: Quốc hội và Nghị viện; Tổng thống và Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án, Tòa án Hiến pháp, v.v.. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực (Quốc hội, Chính phủ…) và chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên bố chấm dứt hoạt động của Quốc hội, Chính phủ hoặc tổ chức ra Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới. Trong khi đó, Hiến pháp và pháp luật tư sản lại thừa nhận quyền lực của cá nhân Tổng thống hoặc cá nhân Thủ tướng có quyền giải tán Nghị viện (Quốc hội) hoặc giải tán Chính phủ…

Thứ hai, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, nhưng pháp luật tư sản không phải là pháp luật của toàn dân, không thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của toàn dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân, đó là những người giàu, là giai cấp tư sản. Nói cách khác, luật pháp của Nhà nước pháp quyền tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt ra ngoài lề quyền lợi của người lao động – những người bị áp bức bóc lột. Đây là nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản.

Thứ ba, nhà nước pháp quyền tư sản coi thuyết “tam quyền phân lập” là học thuyết cơ bản trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp hoàn toàn độc lập với nhau trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thừa nhận việc phân chia quyền lực mà coi quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân; trong đó, có sự phân công, phối hợp, để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước thống nhất, được thực hiện với hiệu quả cao nhất.

Thứ tư, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và mang bản chất giai cấp công nhân, nhà nước là công cụ duy trì quyền lực của đa số nhân dân lao động, thực hiện dân chủ đối với nhân dân và chuyên chính đối với kẻ thù xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, nhà nước pháp quyền tư sản dựa trên cơ sở kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và mang bản chất giai cấp tư sản, nhà nước là công cụ bạo lực của giai cấp thống trị, đó là thiểu số người giàu có trong xã hội – giai cấp tư sản.

Thứ năm, bên cạnh sự khác nhau về tính giai cấp, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ công nhận các quy phạm pháp luật khi nó được xác lập và thông qua theo một trình tự và thủ tục nhất định; trong khi đó, Nhà nước pháp quyền tư sản thường coi “án lệ” hoặc “tập quán” như một loại quy phạm pháp luật “bất thành văn”.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khác gì những loại nhà nước khác;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặc điểm nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc

Đặc điểm nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc Đặc điểm nhà nước và pháp luậ...

Xem thêm

Chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý?

Chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý? Chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý như thế nào? Pháp luật...

Xem thêm

Phối hợp xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý?

Phối hợp xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý? Phối hợp xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý ...

Xem thêm

Yêu cầu trợ giúp pháp lý trong luật trợ giúp pháp lý mới nhất?

Yêu cầu trợ giúp pháp lý trong luật trợ giúp pháp lý mới nhất? Yêu cầu trợ giúp pháp lý...

Xem thêm

Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý?

Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý? Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý như thế nào?...

Xem thêm

Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý?

Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý? Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý như thế nào? Phá...

Xem thêm

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lự...

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện, năng lực thực hiện tư vấn lậ...

Xem thêm

Mẫu đơn đề nghị cung cấp, xin xác nhận thông tin quy hoạch nhà đất

Mẫu đơn đề nghị cung cấp, xin xác nhận thông tin quy hoạch nhà đất, luật 24H cam kết tư...

Xem thêm

Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, luật 24H cam kết...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574