Sống chung như vợ chồng có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không?

Sống chung như vợ chồng có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không?

Trong những năm gần đây, việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng muốn ràng buộc về pháp lý, không đăng ký kết hôn có xu hướng ngày càng phổ biến hơn. Vậy, sống chung như vợ chồng có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật dân sự 2015;

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

– Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn Nghị quyết 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình do Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp ban hành.

2. Giải quyết vấn đề:

2.1. Khái niệm chung sống như vợ chồng:

– Chung sống như vợ chồng là việc nam nữ về sống chung với nhau, dù chưa đăng ký kết hôn nhưng hai người được gia đình và những người xung quanh công nhận sinh hoạt như vợ chồng và cùng nhau tạo lập tài sản, sinh sống. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ công khai quan hệ chung sống với nhau và không đăng ký kết hôn hoặc không đủ điều kiện đăng ký kết hôn.  

– Theo quy định tại Khoản 7, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng”.

Theo đó, chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức sống chung, xem nhau như vợ chồng và không đăng ký kết hôn. Việc chung sống này được chứng minh bằng việc họ có đời sống sinh hoạt chung, có tài sản chung, có con chung với nhau và được mọi người xung quanh thừa nhận là vợ chồng.

Những trường hợp mà nam, nữ không có đăng ký kết hôn mà vẫn sống với nhau như vợ chồng mặc dù có đủ điều kiện để kết hôn sẽ được coi là chung sống như vợ chồng. Nam và nữ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nam, nữ về chung sống với nhau mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng đã tổ chức lễ cưới theo phong tục với nhau.
  • Việc đôi bên nam, nữ về chung sống với nhau mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng đã được gia đình các bên chấp nhận.
  • Nam, nữ về sống chung cùng nhau xây dựng gia đình, cùng quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và việc về chung sống đó có người khác hay tổ chức chứng kiến.

Thời điểm phát sinh một trong những sự kiện trên sẽ được xác định là thời điểm mà nam, nữ bắt đầu cho việc có chung sống như vợ chồng với nhau.

Sống chung như vợ chồng có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không?
Sống chung như vợ chồng có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không?

2.2. Quy định về các trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng:

2.2.1. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987:

Trường hợp này pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:

“Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đinh 1986 có hiệu lực) mà chưa có đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung”.

Như vậy, đối với trường hợp này pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng mặc dù không đăng ký kết hôn

2.2.2. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001:

Trường hợp này, nếu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật thì phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm và cần chú ý như sau:

  • Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu chưa đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
  • Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng;
  • Kể từ sau ngày 01/01/2003 mới đăng ký kết hôn quan hệ vợ chồng chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.

2.2.3. Nam nữ sống chung như vợ chồng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001:

Đối với trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Theo quy định tại Điều 131 Luật Hôn nhân gia đình 2014: “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.

Bởi vậy, việc chung sống với nhau như vợ chồng trước 01/01/2015 được áp dụng pháp luật của thời điểm hai người chung sống với nhau.

Theo đó, từ ngày 01/01/2001, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng và các yêu cầu về con và tài sản được Tòa án áp dụng theo quy định tại Điều 14, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

Như vậy, trong trường hợp nam nữ không đăng ký kết hôn sống chung với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 thì pháp luật vẫn thừa nhận quan hệ vợ chồng. 

2.3. Quy định về thừa kế theo pháp luật:

Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: 

– Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  •  Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  •  Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  •  Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, chỉ có trường hợp nam nữ không đăng ký kết hôn sống chung với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 pháp luật vẫn thừa nhận quan hệ vợ chồng thì mới được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của người kia.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề sống chung như vợ chồng có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề nêu trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….;

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề nêu trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Mức tiền nuôi con sau ly hôn ? – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Xác định nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng – Hãng luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tố cáo hành vi bạo lực gia đình của bố

Tố cáo hành vi bạo lực gia đình của bố theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn ...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Huyện Mê Linh

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Huyện Mê Linh, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, vớ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Anh G có hành vi hành hạ, bỏ mặc không chăm sóc bố đẻ già yếu. Hàn...

Anh G có hành vi hành hạ, bỏ mặc không chăm sóc bố đẻ già yếu. Hành vi này của anh G bị...

Xem thêm

Bố đánh đập con gái vì nhà không có con trai?

Bố đánh đập con gái vì nhà không có con trai theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật Giải quyết tranh chấp đất đai g...

Xem thêm

Ly hôn khi chồng ngoại tình và có con riêng thế nào?

Ly hôn khi chồng ngoại tình và có con riêng thế nào? Ly hôn khi chồng ngoại tình và có ...

Xem thêm

Ly hôn khi chồng ngoại tình và chung sống với bồ thế nào?

Ly hôn khi chồng ngoại tình và chung sống với bồ thế nào? Ly hôn khi chồng ngoại tình v...

Xem thêm

Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng?

Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng? Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng?...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574