Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu mới nhất – Luật 24H

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định mới nhất, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo về quyền lợi cho khách hàng tốt nhất.

Tầm quan trọng của việc đăng kí thời hạn bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh kinh doanh thương mại ngày càng phát triển như hiện nay là rất quan trọng.Tuy nhiên, vấn đề về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đang gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, vì  các quy định của pháp luật khá rộng, thủ tục đăng kí bảo hộ quyền tác giả còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp.

Tại sao vấn đề bảo hộ quyền tác giả lại được quan tâm mạnh mẽ đến vậy? Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải  quyết các vấn đề trên.

1.Cơ sở pháp lý thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu

Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009

– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2009 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ

– Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

2.Giải quyết vấn đề thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu

2.1. Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, thời gian bảo hộ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Thời gian bảo hộ là khoảng thời gian do pháp luật quy định để thừa nhận và bảo vệ các quyền của chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ do họ tạo ra nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả chủ sở hữu.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu

Luật sư tư vấn, gọi: 19006574

2.2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Thời gian bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 27 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH như sau:

1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Theo đó, có thể xác định về thời hạn bảo hộ như sau:

+)Bảo hộ vô thời hạn:

Các quyền được pháp luật bảo hộ vô thời hạn gắn liền với quyền nhân thân của tác giả không thể chuyển dịch và được bảo hộ trong thời hạn 50 năm như:

– Đặt tên cho tác phẩm;

Đặt tên cho tác phẩm là một trong các quyền nhân thân của tác giả. Tác giả đặt tên cho tác phẩm của mình nhằm mục đích cá biệt hóa tác phẩm, thể hiện dấu ấn cá nhân và sự sáng tạo, cá tính riêng cho tác phẩm của mình. Ngoài ra, việc đặt tên cho tác phẩm thể hiện khái quát nội dung tác phẩm cùng với ý đồ của tác giả.

Tuy nhiên, không phải tác giả nào cũng có quyền đặt tên cho tác phẩm. Theo quy định của pháp luật, thì quyền đặt tên cho tác phẩm không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Ví dụ : Dịch một cuốn tiểu thuyết ‘Hẹn em ngày đó’ của tác giả Guillaume Musso khi được dịch sang tiếng Việt thì người dịch không có quyền đặt tên khác cho tác phẩm.

– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

Ngoài việc tác giả đứng tên thật của mình trên tác phẩm thì họ có thể đặt bút danh của mình trên đó.Bút danh là tên của một tác giả do chính họ đặt thay cho tên thật, thường được dùng trong mỗi tác phẩm của tác giả.

– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Các tác phẩm của tác giả được bảo vệ nguyên vẹn, không sửa chữa, cắn xén hoặc xuyên tạc tác phẩm khi không có sự đồng ý của tác giả, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của họ.

+)Bảo hộ có thời hạn:

Các quyền đối với quyền nhân thân quy định tại Khoản 3 Điều 19 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH như sau:

 Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm”

Tác giả có thể tự mình hoặc thông qua người khác để công bố tác phẩm thông qua hình thức như: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…

Các quyền đối với quyền tài sản quy định tại Điều 20 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH như sau:

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

– Làm tác phẩm phái sinh: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

– Sao chép tác phẩm: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.

– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.

– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính: là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.

Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.

Các quyền này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy đến với chúng tôi để được hỗ trợ.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu

Luật sư tư vấn, gọi: 19006574

>> Xem thêm: Thủ tục đăng kí quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành mới nhất – Luật 24H

>> Xem thêm: Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu – Luật 24H

>>Xem thêm: Mức xử phạt đối với hàng hóa giả mạo về quyền sở hữu trí tuệ – Luật 24h

>>>Xem thêm: Thủ tục làm lại sổ đỏ

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm:

-Tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục bảo hộ quyền tác giả;

-Soạn thảo bộ hồ sơ đăng kí bảo hộ quyền tác giả;

-Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng;

-Tư vấn các thủ tục sau đăng kí bảo hộ quyền tác giả.

Trên đây là những chia sẻ của  Luật 24H  về đối tượng sở hữu trí tuệ mới nhất. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan khi muốn đăng kí quyền bảo hộ tác giả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ tư vấn về thủ tục đăng kí bảo hộ quyền tác giả hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo: Công ty Luật 24h

Xem thêm: Tư vấn cách bảo vệ quyền sở hữu tên miền theo pháp luật hiện hành – Luật 24H

Xem thêm: Đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định mới nhất – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định sở hữu trí tuệ – Luật 24h

>>Xem thêm: Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với phần mềm máy tính – Luật 24h

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thủ tục hải quan là gì và quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập...

Thủ tục hải quan là gì và quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu như thế nào? Th...

Xem thêm

Thắc mắc về đặt tên thương hiệu, cách đăng ký độc quyền thương hiệ...

Thắc mắc về đặt tên thương hiệu, cách đăng ký độc quyền thương hiệu – Luật 24H Th...

Xem thêm

Trường hợp đăng ký cho thuê, nhượng quyền sáng chế ?

Trường hợp đăng ký cho thuê, nhượng quyền sáng chế ? Bảo đảm thông tin, truyền thông ch...

Xem thêm

Sử dụng video như thế nào để không vi phạm bản quyền?

Sử dụng video như thế nào để không vi phạm bản quyền? Sử dụng video như thế nào để khôn...

Xem thêm

Tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

Tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp Tổ chức đủ điều kiện hoạt đ...

Xem thêm

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ – Luật 24h

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ – Luật 24h Điều kiện chung đố...

Xem thêm

Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu ...

Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên tr...

Xem thêm

Quy định về doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp mới nhất

Quy định về doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp mới nhất Quy định về doanh ngh...

Xem thêm

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việ...

Doanh nghiệp bạn muốn Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về vi...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574