Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Dân sự là gì?
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Dân sự là gì?
Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử. Vậy Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Dân sự là gì? Luật 24h sẽ giải đáp cho bạn.
Thủ tục giám đốc thẩm được áp dụng khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Thủ tục này là hình thức đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự.
Căn cứ pháp lý:
+ Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Giải quyết vấn đề:
1. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
Những căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được pháp luật dựa trên cơ sở các sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự, cụ thể theo quy định tại Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Kết luận của tòa án trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án có nghĩa là tòa án đã giải quyết vụ án không đúng với bản chất của sự việc.
Khái niệm Các tình tiết khách quan của vụ án là những tình tiết tồn tại ngoài ý muốn của con người. Để đánh giá nhận thức đúng về các tình tiết vụ án, Tòa án phải có quan điểm toàn diện và khách quan. Mỗi tình tiết phải được tòa án xem xét thận trọng, đánh giá đầy đủ các mặt, các mối liên hệ của nó và phải đặt nó trong mối liên hệ biện chứng với các tình tiết khác của vụ án. Tòa án phải lấy sự thật làm căn cứ, không được suy diễn, bịa đặt hoặc đưa ra những kết luận có tính chất chủ quan trước về vụ án khi chưa xem xét, đánh giá toàn bộ các tình tiết vụ án.
Theo đó, có thể thấy, kết luận của tòa án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án được thể hiện dưới dạng chưa đủ các chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án nhưng tòa án vẫn thực hiện việc giải quyết vụ án nên quyết định của tòa án thiếu cơ sở; Tòa án đánh giá sai chứng cứ, tài liệu của vụ án nên quyết định giải quyết vụ án sai…
Nên, để đảm bảo công bằng trong xét xử thì bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật đã căn cứ vào kết luận không đúng với bản chất của vụ án để giải quyết vụ án được xét lại.
Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự trải qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau: khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm… Toàn bộ hoạt động của TAND, VKSND, các đương sự, những người tham gia tố tụng khác được tiến hành trong quá trình tố tụng đều phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật tố tụng. Mọi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đều có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, nếu có vi phạm trong thủ tục tố tụng thì bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được xem xét lại.
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thực tế, các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thường được hiểu dưới các dạng như vi phạm nguyên tắc cơ bản quy định tại Chương II Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tòa án giải quyết vụ án sai thẩm quyền, thành phần hội đồng xét xử không đúng quy định của pháp luật…
Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là việc tòa án đã áp dụng sai các quy định của pháp luật vào việc giải quyết vụ án. Việc áp dụng sai các quy phạm pháp luật dẫn đến hậu quả tòa án quyết định sai quyền, nghĩa vụ của các đương sự. Vì vậy cần phải xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án.
Các sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật thường thể hiện dưới dạng: Áp dụng văn bản pháp luật không đúng, không còn hiệu lực hoặc áp dụng không đúng điều luật, không đúng nội dung quy định tại điều luật,,,
Để phát hiện ra các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, người có quyền kháng nghị phải dựa vào việc kiểm tra công tác xét xử của tòa án cấp dưới; dựa vào việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, thông báo của đương sự và các công dân; kiến nghị của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
3. Căn cứ kháng nghị bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không có điều luật nào quy định về việc đương sự có quyền sửa đổi bản án phúc thẩm.
Khoản 6 Điều 313 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay kể từ ngày tuyên án, đồng nghĩa là đương sự không có quyền kháng cáo bản án phúc thẩm.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 326 và Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bản án phúc thẩm có thể được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Căn cứ để kháng nghị bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm:
+ Kết luận tại bản án phúc thẩm không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
+ Thủ tục tố tụng có vi phạm nghiêm trọng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
+ Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Dân sự là gì? theo quy định mới nhất, bao gồm:
– Tư vấn các vấn đề về thẩm quyền giải quyết trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện theo quy định mới nhất;
– Soạn thảo bộ hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính, khiếu nại quyết định hành chính theo yêu cầu;
– Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng;
– Tư vấn các thủ tục sau khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, đơn khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền;
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H về Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Dân sự là gì? theo quy định mới nhất . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan về trường hợp giám đốc thẩm theo quy định mới nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ tư vấn hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
>Xem thêm:Luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay – Luật 24h
>>Xem thêm: Khởi kiện tranh chấp đất đai
>>>Xem thêm: Thủ tục làm lại sổ đỏ
>>Xem thêm: Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải không – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì xử lý như thế nào theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục xin cấp thông tin đất đai theo quy định mới nhất – Luật 24h
>>Xem thêm: Trình tự thủ tục thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"