Yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng-Luật 24H

Yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, quy định về Luật hình sự mới nhất. Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo về quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội rất phổ biến trong thực tế,tội này được quy định tại Điều 136, thuộc chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phầm, danh dự của con người của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.Các yêu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích? là điều mà nhiều người chưa rõ.Các Luật sư Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Các vấn đề cần giải quyết:

-Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gì?

-Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là? 

Cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

1.Cơ sở pháp lý yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Bộ luật hình sự 2015 

2.Các vấn đề cần giải quyết yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

2.1. Các khái niệm.

– Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gì?

Căn cứ Điều 22 Phòng vệ chính đáng bộ luật hình sự 2015

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Luật sư tư vấn về Hình sự liên hệ:19006574

>> Xem thêm: Đánh người gây thương tích 5% có bị khởi tố hình sự -Luật 24H

>> Xem thêm: Các yêu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích – Luật 24h

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

 – Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

 Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

 Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách quá mức cần thiết, làm cho người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe mà tỷ lên thương tật từ 31% trở lên.

2.2.Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định trong bộ luật hình sự 2015.

Căn cứ Điều 136 bộ luật này quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Tội này được pháp luât quy định rất cụ thể cả về hình phạt và tỉ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân tương ứng với hình phạt.

2.3.Phân tích cấu thành tội phạm.

a.Khách thể của tội phạm

 Tội phạm này xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tính mạng của người khác. Đồng thời nó cũng xâm phạm quyền phòng vệ chính đáng của con người.

b.Mặt khách quan của tội phạm.

Tội phạm thể hiện hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà người đó đnag có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác. Hành vi được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải thỏa mãn 4 dấu hiệu cơ bản sau đây:

Yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Luật sư tư vấn về Hình sự liên hệ:19006574

Xem thêm: Con có được mời luật sư tham gia bào chữa cho bố, mẹ không – Luật 24h

Xem thêm: Tung tin sai về Covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào – Luật 24h

>>>Xem thêm: Khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án mà bị đơn không có mặt tại địa phương thì phải làm thế nào?

-Hành vi của nạn nhân là hành vi phạm tội hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội và trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hơp pháp của công dân.

-Hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra, đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc.

-Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người. Nạn nhân là người có hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

 Hành vi phòng vệ( tấn công trở lại) của người phạm tội là quá mức, không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân nên làm cho nạn nhân bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe.

c.Chủ thể của tội phạm.

Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

d.Mặt chủ quan của tội phạm.

 Tội phạm thực hiện do lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

2.4.Hình phạt.

  Điều luật quy định 3 khung hình phạt:

-Khung 1: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm trong trường hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

-Khung 2: phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm khi phạm tội trong những trường hợp sau: Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

-Khung 3: Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của  người đi kiện phải làm như thế nào?

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan:

-Tư vấn về pháp luật về hình sự;

-Bào chữa quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án;

-Đại diện bảo vệ cho bên bị hại tại Tòa án.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng?

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng? luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự như thế...

Xem thêm

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không?

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không? Bị lừa chuyển tiền qu...

Xem thêm

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay Tình trạng vi phạm pháp l...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập?luật 24H cam kết tư ...

Xem thêm

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ...

Xem thêm

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòn...

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng chống tham nhũng? l...

Xem thêm

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng.

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng?luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574