Quy trình lựa chọn nhà thầu  theo quy định pháp luật hiện hành – LUẬT 24H

Mô tả: Quy trình lựa chọn nhà thầu  theo quy định pháp luật hiện hành? – Hãng luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất

Lựa chọn nhà thầu là một công đoạn quan trọng trong quá trình chuẩn bị đấu thầu. Vậy pháp luật hiện nay quy định quy trình lựa chọn nhà thầu như thế nào? Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc trên.

Nôi dung chính

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh;

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện.

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng

Cơ sở pháp lý.

Luật Đấu thầu 2013.

Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Giải quyết vấn đề:

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế

Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

Lập hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu phải đạp ứng được các nội dung sau đây:

+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

+ Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất ( đối với trường hợp áp dụng phương pháp thấp nhất)

+ Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp phương pháp giá đánh giá)

+ Quy định về sử dụng lao động.

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu:

+ Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của các hồ sơ, về mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án, gói thầu; so với hồ sơ thiết kế, dự toán của gói thầu, yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa (nếu có); so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;

+ Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

+ Các nội dung liên quan khác.

Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Mời thầu:

+   Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin lựa chọn nhà thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu.

+ Đồng thời gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có liên quan trong danh sách ngắn.

Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

+ Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.

+ Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu.

Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

+ Nhà thầu chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

+ Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu theo chế độ quản lý bảo mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

+ Hồ sơ dự thầu phải được gửi đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu, sau thời điểm này sẽ bị loại.

+ Khi muốn sử đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu.

Mở thầu:

+ Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu.

+ Trình tự mở thầu:

Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ dự thầu của mình;

Kiểm tra niêm phong;

Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;

+ Phải có biên bản mở thầu;

Đánh giá hồ sơ dự thầu

–    Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;

–    Đánh giá tình hợp lệ của hồ sơ dự thầu;

–    Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;

–    Đánh giá về kỹ thuật giá;

Thương thảo hợp đồng

Thương thảo về những những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dụ thầu, dựa các nội dung khác.

Thương thảo về sai lệch do nhà thầu phát hiện ra;

Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp;

Thương thảo về các vấn đề phát sinh.

Thương thảo về các nội dung khác.

Trường hợp thương thảo không thành công, chủ đầu tư sẽ xem xét và hủy thầu.

Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả;

Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định và phê duyệt bằng văn bản.

Bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu và gửi văn bản thông báo cho các nhà thầu tham dự.

Trường hợp hủy thầu phải nêu rõ lý do.

Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Luật sư tư vấn Luật Đấu thầu, gọi: 1900 65 74

>> Xem thêm: Trường hợp lựa chọn danh sách ngắn trong đấu thầu

>> Xem thêm: Sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trong đấu thầu theo quy định pháp luật – Luật 24h

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu

2.2.1 Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu thông thường.

Căn cứ Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

a) Chuẩn bị hồ sơ lựa chọn nhà thầu:

Lập hồ sơ yêu cầu.

Nội dung lập hồ sơ yêu cầu bao gồm:

+ Các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu;

+ Chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất;

+ Tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;

+ Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giả chỉ định thầu;

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

+ Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định;

+ Phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;

Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu.

Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ đỉnh thầu không vượt quá dự toán gói thầu được phê duyệt.

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả được quy định tại mục 2.1

e) Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

2.2.2 Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu rút gọn

Căn cứ Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ – CP

a) Đối với gói thầu không theo hạn mức chỉ định:

– Chủ đầu hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu;

– Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu.

b) Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định:

– Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

– Tiến hành thương thảo hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng.

– Ký kết hợp đồng.

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh:

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh thông thường.

Căn cứ Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh thông thường về cơ bản giống với quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu thông thường. Ta chỉ lưu ý thêm về thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường như sau:

Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ yêu cầu;

Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ yêu cầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất;

Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất;

Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;

Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn

Căn cứ Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá;

Nộp và tiếp nhận báo giá;

Đánh giá các báo giá;

Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

Hoàn thiện và ký kết hợp đồng;

Thời gian chào hàng cạnh tranh rút gọn:

+  Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá;

+ Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;

+ Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.

Quy trình đối với mua sắm trực tiếp

Căn cứ Điều 60 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

Lập hồ sơ yêu cầu:

Hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung sau đây:

+ Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu;

+ Yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực;

+ Yêu cầu về tiến độ cung cấp và cam kết cung cấp hàng hóa bảo đảm kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước đó;

+ Yêu cầu về đơn giá của hàng hóa;

+ Trường hợp hàng hóa thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp là một trong nhiều loại hàng hóa thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó thì quy mô của hàng hóa áp dụng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% quy mô của hàng hóa cùng loại thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định và phê duyệt, việc phê duyệt phải được lập thành văn bản.

Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

Kiểm tra các nội dung về kỹ thuật và đơn giá;

Cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu;

Đánh giá tiến độ thực hiện, biện pháp cung cấp hàng hóa, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ các nội dung, thông tin cần thiết của hồ sơ.

Bên mời thầu phải bảo đảm đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm thương thảo hợp đồng.

Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp.

Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện.

Căn cứ Điều 62 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc;

Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc.

Ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc;

Trường hợp pháp luật quy định phải giám sát thực hiện thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với mình để giám sát quá trình thực hiện gói thầu;

Trường hợp pháp luật chuyên ngành không có quy định hoặc không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, gói thầu có giá trị dưới 01 tỷ đồng thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu phải tự tổ chức thực hiện giám sát.

Quy trình đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Căn cứ Khoản 6 Điều 38 Luật Đấu thầu 2014

Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;

Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khóa học;

Đánh gia hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;

Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

Ký kết hợp đồng.

Luật sư tư vấn Luật Đấu thầu, gọi: 1900 65 74

Quy trình đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng

Căn cứ Khoản 7 Điều 38 Luật Đấu thầu 2014:

Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;

Tổ chức lựa chọn;

Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;

Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Các dịch vụ tư vấn của hãng Luật 24H

-Tư vấn trình tự, thủ tục , hồ sơ đấu thầu

-Hỗ trợ thực hiện thủ tục;

-Dịch vụ luật sư tư vấn tại nhà.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp được vướng mắc của bạn về vấn đề Quy trình lựa chọn nhà thầu  theo quy định pháp luật hiện hành? . Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác bạn có thể liên hệ theo hotline: 1900 9574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net/ để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

>> Xem thêm: Đặt câu hỏi về Đấu Thầu cho Luật sư

CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

Chi phí hợp lý nhất thị trường;

-Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điều kiện liên danh trong đấu thầu theo quy định pháp luật hiệ...

Điều kiện liên danh trong đấu thầu theo quy định pháp luật hiện hành? – HÃN...

Xem thêm

Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được ...

Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được quy định như thế nào ...

Xem thêm

Nhà thầu phụ là gì, hợp đồng, năng lực, trách nhiệm nhà thầu phụ?

Nhà thầu phụ là gì, hợp đồng, năng lực, trách nhiệm nhà thầu phụ? Nhà thầu phụ là gì, h...

Xem thêm

Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư

Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư như thế nào? Pháp l...

Xem thêm

Biểu mẫu kê khai năng lực tài chính của nhà thầu

Biểu mẫu kê khai năng lực tài chính của nhà thầu?  Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với th...

Xem thêm

Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép theo quy định mới 2023?

Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép theo quy định mới 2023? luật 24H cam kết tư v...

Xem thêm

Một số tình huống trong đấu thầu

Một số tình huống trong đấu thầu Một số tình huống trong đấu thầu như thế nào? Pháp luậ...

Xem thêm

Hoàn trả tiền bảo đảm dự thầu cho đơn vị trúng thầu như thế nào?

Hoàn trả tiền bảo đảm dự thầu cho đơn vị trúng thầu như thế nào theo quy định mới nhất,...

Xem thêm

Đấu giá không thành? Các trường hợp đấu giá không thành?

Đấu giá không thành, các trường hợp đấu giá không thành , luật 24H cam kết tư vấn 24/7,...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574