Mẹ có quyền đưa con ra nước ngoài cư trú sau khi ly hôn hay không – Luật 24h

Mẹ có quyền đưa con ra nước ngoài cư trú sau khi ly hôn hay không? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, hoặc liên hệ qua hotline: 1900 65 74

Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.

Sau ly hôn, Tòa án giao con cho một người  trực tiếp nuôi dưỡng, con cái sẽ chung sống cùng với cha/mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, người không trực tiếp nuôi dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, trông nom, chăm sóc con. Vậy trong trường hợp mẹ đưa con ra nước ngoài cư trú sau ly hôn có được phép hay không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó.

1.Cơ sở pháp lý

– Luật hôn nhân và gia đình 2014

– Nghị định167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn xã hội, an ninh trật tự;phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình

2. Giải quyết vấn đề

Nghĩa vụ  trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

1.Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Mẹ có quyền đưa con ra nước ngoài cư trú sau khi ly hôn hay không
Mẹ có quyền đưa con ra nước ngoài cư trú sau khi ly hôn hay không

Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900 65 74

>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Các bước để ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Ly hôn khi không biết địa chỉ của chồng ở đấu – Hãng luật 24H

Liên quan đến vấn đề con cái, cha mẹ sau khi ly hôn vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cha, mẹ. Con cái sẽ thuộc về ai nuôi do các bên tự thỏa thuận hoặc Tòa án xem xét giải quyết như sau:

Thứ nhất, Tòa án tôn trọng thỏa thuận của vợ/chồng về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn. Vì vậy, nếu thỏa thuận của các bên đã đảm bảo tốt nhất quyền và nghĩa vụ của con cái sau ly hôn thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận của các bên và ghi nhận tại bản án.

Thứ hai, trong trường hợp vợ/chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.Tuy nhiên, Tòa án sẽ xem xét  đến các yếu tố sau để xác định người có quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con:

Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xác định cha/mẹ nuôi con dựa trên nguyện vọng của con

– Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

Sau ly hôn, Tòa án sẽ giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng trên cơ sở đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của con cái.

Trong trường hợp mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng con và muốn đưa con ra nước ngoài cư trú cùng với mình, thì theo quy định của pháp luật không có quy định người mẹ phải xin phép hay có sự đồng ý của cha(bố) mới có thể đưa con theo mình ra nước ngoài cư trú. 

Tuy nhiên, cần lưu ý đến các quyền khác của cha đối với con không trực tiếp nuôi dưỡng, theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Quyền thăm nom con chỉ  bị hạn chế theo quyết định của Tòa án trong trường hợp cha không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên.

Vì thế với quyền thăm nom của mình, cha có thể không đồng ý với việc con theo mẹ ra nước ngoài cư trú, xét về mặt tình cảm người cha không thực hiện được việc thăm nom con. Với trường hợp này, người mẹ cần sự trao đổi và thoả thuận trước với người chồng đã ly hôn về những điều kiện tốt có thể dành cho trẻ khi đưa trẻ xuất cảnh sang sinh sống tại nước ngoài.

Trong trường hợp người chồng chứng minh được rằng việc bạn đưa con còn nhỏ ra nước ngoài là không phù hợp, không đảm bảo tối đa quyền lợi của con ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu bé thì chồng cũ của bạn có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Căn cứ để Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con:

Thứ nhất, Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con: khu nhận thấy cha/mẹ không đủ khả năng để trực tiếp nuôi con thì cha mẹ có thể thỏa thuận lại về người nuôi con

Thứ hai, Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con: cha và mẹ không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, nhưng người trực tiếp nuôi dưỡng không còn đủ khả năng nuôi con sẽ là căn cư để xác định và thay đổi người nuôi con. Những yếu tố để xác định cha/mẹ không đủ điều kiện nuôi con là: thu nhập thực tế thực tế, môi trường sống và công việc hiện tại.

Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên những căn cứ trên, tuy nhiên vẫn cần xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên, nếu người đang trực tiếp nuôi con không đủ khả năng nuôi dưỡng về vật chất nhưng đứa con đủ 07 tuổi vẫn mong muốn được ở với cha/mẹ thì Tòa án tôn trọng và quyết định trên cơ sở nguyện vọng của con.

Như vậy, căn cứ vào những quy định trên, ta có thể thấy, người mẹ có quyền đưa ra nước ngoài cư trú sau ly hôn mà không phải xin phép hay được sự đồng ý của cha (chồng) nhưng đảm bảo cuộc sống ổn định, quyền và lợi ích tốt nhất cho sự phát triển của con.

Mẹ có quyền đưa con ra nước ngoài cư trú sau khi ly hôn hay không
Mẹ có quyền đưa con ra nước ngoài cư trú sau khi ly hôn hay không

Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900 65 74

>>Xem thêm: Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con năm 2020 – Hãng luậ 24H

>>Xem thêm: Chồng ngoại tình làm sao để ly hôn theo quy định pháp luật – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Ly hôn khi không biết địa chỉ của chồng ở đấu – Hãng luật 24H

Các dịch vụ của hãng luật 24H:

– Hỗ trợ giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con;

– Hỗ trợ thủ tục, đơn từ đối với trường hợp kiện đòi quyền nuôi con;

– Tư vấn về vấn đề quyền nuôi con.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.

Xin cảm ơn!

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây .

Tham khảo: Công ty Luật 24H

>>Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận các vấn đề hộ tịch? – Luật 24h

>>Xem thêm: Điều kiện, trình tự để đăng ký hộ khẩu thường trú thực hiện như thế nào là đúng nhất? – Luật 24h

>>Xem thêm: Có thể xin trích lục đăng ký kết hôn ở đâu ? Thủ tục như thế nào? – Luật 24h

>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục làm lại giấy khai sinh khi đã cao tuổi? – Luật 24h

>>Xem thêm: Thẩm quyền cấp lại Giấy khai sinh bản chính, thay đổi dân tộc? – Luật 24h

>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – LUẬT 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Anh G có hành vi hành hạ, bỏ mặc không chăm sóc bố đẻ già yếu. Hàn...

Anh G có hành vi hành hạ, bỏ mặc không chăm sóc bố đẻ già yếu. Hành vi này của anh G bị...

Xem thêm

Bố đánh đập con gái vì nhà không có con trai?

Bố đánh đập con gái vì nhà không có con trai theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật Giải quyết tranh chấp đất đai g...

Xem thêm

Ly hôn khi chồng ngoại tình và có con riêng thế nào?

Ly hôn khi chồng ngoại tình và có con riêng thế nào? Ly hôn khi chồng ngoại tình và có ...

Xem thêm

Ly hôn khi chồng ngoại tình và chung sống với bồ thế nào?

Ly hôn khi chồng ngoại tình và chung sống với bồ thế nào? Ly hôn khi chồng ngoại tình v...

Xem thêm

Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng?

Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng? Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng?...

Xem thêm

Xác định tài sản khi chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn...

Xác định tài sản khi chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn như thế nào? Xác địn...

Xem thêm

Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

Cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định mới...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574