Quy định về xử lý tiền giả và cách nhận biết tiền giả tiền thật.

Quy định về xử lý tiền giả và cách nhận biết tiền giả tiền thật., luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Bộ luật hình sự năm 2015

Giải quyết vấn đề

1. Tiền giả là, cách nhận biết tiền giả tiền thật 

1.1 Tiền giả là gì?

Tiền giả được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng như sau:

Tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành.

1.2 Cách nhận biết tiền giả tiền thật 

– Kiểm tra chất liệu polymer in tiền:

Đồng tiền thật được in trên chất liệu polymer, có độ đàn hồi và độ bền cao. Vì vậy, bạn có thể kiểm tra độ đàn hồi bằng cách nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và khi mở ra, tờ tiền sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; kiểm tra độ bền bằng cách kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền (lưu ý không kéo, xé đồng tiền ở vị trí đã bị rách) sẽ khó rách, khó bai giãn.

Tiền giả chủ yếu được in trên nilon nên không có độ đàn hồi đặc trưng và độ bền như tiền thật, khi nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và mở ra, sẽ không đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; khi kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền sẽ dễ bị bai giãn hoặc rách.

– Soi tờ tiền trước nguồn sáng, kiểm tra hình bóng chìm và hình định vị:

+ Hình bóng chìm (bên trái mặt trước hoặc bên phải mặt sau tờ tiền): nhìn thấy rõ từ hai mặt tờ tiền, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo và sáng trắng. Đối với mệnh giá từ 20.000đ đến 500.000đ là hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; mệnh giá 10.000đ là hình ảnh chùa Một Cột.

+ Hình định vị (10.000đ, 20.000đ: phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền; 50.000đ-500.000đ: phía trên bên phải mặt trước hoặc phía trên bên trái mặt sau tờ tiền): nhìn thấy hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau.

Ở tiền giả, hình bóng chìm chỉ là hình ảnh mô phỏng, không tinh xảo; hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.

– Vuốt nhẹ mặt trước tờ tiền, kiểm tra các yếu tố in nổi:

Tại các vị trí có yếu tố in nổi, sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in, như: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc huy, mệnh giá bằng số và bằng chữ, dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.

Ở tiền giả, chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật.

– Chao nghiêng tờ tiền, kiểm tra mực đổi màu (OVI), dải iriodin:

+ Mực đổi màu chỉ có ở 3 mệnh giá 500.000đ, 200.000đ và 100.000đ (500.000đ, 200.000đ: phía dưới, bên trái; 100.000đ: phía trên bên phải mặt trước tờ tiền). Khi chao nghiêng tờ tiền và quan sát, bạn sẽ thấy mực đổi màu chuyển từ màu vàng sang màu xanh lá cây hoặc ngược lại.

+ Dải iriodin chỉ có ở các mệnh giá 500.000đ, 200.00đ, 100.000đ, 20.000đ và 10.000đ, là dải màu vàng chạy dọc tờ tiền và đặt tại mặt sau tờ tiền; riêng mệnh giá 100.000đ đặt tại mặt trước tờ tiền. Khi chao nghiêng tờ tiền, bạn sẽ thấy dải iriodin lấp lánh ánh kim, trên dải có số mệnh giá hoặc hoa văn.

Ở tiền giả, có làm giả yếu tố mực đổi màu (OVI) nhưng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng không đúng màu như ở tiền thật; không có dải iriodin hoặc có in giả nhưng không lấp lánh như ở tiền thật.

Quy định về xử lý tiền giả và cách nhận biết tiền giả tiền thật.
Quy định về xử lý tiền giả và cách nhận biết tiền giả tiền thật.

– Kiểm tra yếu tố hình ẩn (DOE) trong cửa sổ nhỏ:

Cửa sổ nhỏ chỉ có ở 4 mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ và 50.000đ, là chi tiết nền nhựa trong suốt và đặt tại phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền. Khi đưa cửa sổ nhỏ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng phù hợp (có thể là ngọn lửa, bóng đèn sợi đốt, đèn đường, đèn flash điện thoại) sẽ nhìn thấy hình ảnh hiện lên xung quanh nguồn sáng. Lưu ý đối với những tờ tiền cũ, cửa sổ nhỏ thường có nhiều vết xước nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh.

Ở tiền giả, trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.

Trên đây là cách kiểm tra nhanh một số yếu tố bảo an của đồng tiền để xác định tiền thật, tiền giả.

2. Quy định về xử lý tiền giả 

2.1 Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tiền giả

Căn cứ quy định tại Điều 31 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP:

Thứ nhất, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
Không thông báo kịp thòi cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;

Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đội với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;

+ Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;

+ Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như:

+ Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý;

+Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả;

+ Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;

– Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả còn có thể bị xử phạt hình sự với mức phạt tù từ 03 – 20 năm tù hoặc tù chung thân, tùy thuộc vào trị giá, tính chất, mức độ vi phạm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 – 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong khi đó, việc xử phạt hình sự cũng về hành vi “tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả” (ngoài ra thêm một hành vi là làm tiền giả) thì lại quy định tình tiết định tội không căn cứ vào số lượng hay trị giá đồng tiền là bao nhiêu. Còn tình tiết định khung hình phạt cao hơn thì lại quy định tiền giả có trị giá tương ứng với các mức từ 5 và 50 triệu đồng trở lên.

2.2 Trách nhiệm hình sự vi phạm về tiền giả

Theo như quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm, tàng trữ, vẫn chuyển, lưu hành tiền giả như sau:

“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Như vậy theo như quy định đã nêu thì tội làm, tàng trữ, vẫn chuyển, lưu hành tiền giả bị phạt từ 03 năm tù đến chung thân hoặc tử hình nếu vi phạm một trong các quy định đã được nêu ở trên.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quy định về xử lý tiền giả và cách nhận biết tiền giả tiền thật., bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Quy định về xử lý tiền giả và cách nhận biết tiền giả tiền thật.

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Quy định về xử lý tiền giả và cách nhận biết tiền giả tiền thật.. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng?

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng? luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự như thế...

Xem thêm

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không?

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không? Bị lừa chuyển tiền qu...

Xem thêm

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay Tình trạng vi phạm pháp l...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập?luật 24H cam kết tư ...

Xem thêm

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ...

Xem thêm

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòn...

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng chống tham nhũng? l...

Xem thêm

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng.

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng?luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574