Bộ đội sống chung như vợ chồng có bị tước quân hàm?

Bộ đội sống chung như vợ chồng có bị tước quân hàm?

Bộ đội sống chung như vợ chồng có bị tước quân hàm không? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên, Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp lý:

Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam;

Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ quốc phòng.

2. Giải quyết vấn đề:

2. 1. Khái niệm tước quân hàm:

Theo quy định tại khoản 13 Điều 7 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam có quy định: Tước quân hàm sĩ quan là quyết định huỷ bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân.

Ngoài ra, tại Thông tư số 16/2020/TT-BQP, tước danh hiệu quân nhân là một trong các hình thức kỷ luật với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (theo khoản 1 Điều 10 Thông tư này) hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ (theo khoản 2 Điều 10 Thông tư này).

Trong đó, không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Bộ đội sống chung như vợ chồng có bị tước quân hàm?
Bộ đội sống chung như vợ chồng có bị tước quân hàm?

2.2 Bộ đội sống chung như vợ chồng có bị tước quân hàm không?

Các trường hợp bị tước quân hàm: Tại thông tư số 16/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về các trường hợp bị tước danh hiệu quân nhân như sau:

– Chống mệnh lênh ( Điều 13): Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; lôi kéo người khác tham gia; trong sẵn sàng chiến đấu; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

– Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 16): Dùng lời nói, hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín, thân thể người chỉ huy hoặc cấp trên khi là sĩ quan; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc lôi kéo người khác tham gia.

– Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới (Điều 17): Người chỉ huy hoặc cấp trên dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể của cấp dưới khi đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Làm nhục, hành hung đồng đội (Điều 18): Dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể đồng đội mà giữa họ không có quan hệ chỉ huy và phục tùng khi gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; lôi kéo người khác tham gia hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

– Đào ngũ (Điều 20): Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự khi gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng, khi đang làm nhiệm vụ; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc lôi kéo người khác tham gia.

– Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự (Điều 22): Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm; trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định; đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ

– Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 27): Quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự sai quy định để xảy ra mất an toàn về người, vũ khí, trang bị, phương tiện, tài sản khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

– Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 28): Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc không có biện pháp tích cực ngăn chặn;

– Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm (Điều 29): Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; đã bị xử lý kỉ luật mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị.

– Quấy nhiễu nhân sân (Điều 30): Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của nhân dân nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi là chỉ huy hoặc sĩ quan; lôi kéo người khác tham gia; trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp; gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội

– Chiếm đoạt tài sản (Điều 33): Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân có giá trị dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng nếu lôi kéo người khác tham gia hoặc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

– Sử dụng trái phép các chất ma túy (Điều 38)

– Vi phạm pháp luật bị tòa tuyên án phạt tù và phải chấp hành hình phạt tại trại giam thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân (đối với quân nhân)

– Và một số hành vi khác theo văn bản kỷ luật.

Như vậy, việc bộ đội sống chung như vợ chồng không phải là một trong các trường hợp bị tước quan hàm. Do đó, nếu bộ đội có vợ chồng sống chung như vợ chồng với người khác hoặc sống chung như vợ chồng với người mà họ có vợ, có chồng thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự nhưng không bị tước quân hàm.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Bộ đội sống chung như vợ chồng có bị tước quân hàm?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề Bộ đội sống chung như vợ chồng có bị tước quân hàm?. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp có được giữ hàm không?

Chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp có được giữ hàm không? Chuyển sang chế độ phục...

Xem thêm

Điều kiện được xuất ngũ trước thời hạn trong công an nhân dân

Điều kiện được xuất ngũ trước thời hạn trong công an nhân dân Điều kiện được xuất ngũ t...

Xem thêm

Ông nội theo Ngụy, cháu có được thi vào trường công an không?

Ông nội theo Ngụy, cháu có được thi vào trường công an không? Ông nội theo Ngụy, cháu c...

Xem thêm

Anh trai bị chấp hành án phạt tù em có được thi trường an ninh?

Anh trai bị chấp hành án phạt tù em có được thi trường an ninh? Anh trai bị chấp hành á...

Xem thêm

Trưởng Công an xã không còn là công chức cấp xã thì sẽ là cán bộ h...

Trưởng Công an xã không còn là công chức cấp xã thì sẽ là cán bộ hay là viên chức?. luậ...

Xem thêm

Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan, ...

Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ ...

Xem thêm

Khen thưởng, xử lý vi phạm công an nhân dân?

Khen thưởng, xử lý vi phạm công an nhân dân? Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhâ...

Xem thêm

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp t...

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh trong giám định t...

Xem thêm

Ông ngoại là lính ngụy cháu có được thi vào công an không?

Ông ngoại là lính ngụy cháu có được thi vào công an không?, luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574