Người lao động nữ mang thai có phải làm thêm giờ – luật 24H

Câu hỏi: Người lao động nữ mang thai có phải làm thêm giờ 

Chào luật sư, tôi làm công nhân cho một Doanh nghiệp. Hiện nay tôi đang mang bầu tháng thứ 7.  Dạo này công ty tôi có nhiều việc nên sếp yêu cầu tôi phải đi trực đêm, nhân viên trong công ty thì thường xuyên phải làm thêm giờ. Luật sư cho tôi hỏi như vậy có đúng luật hay không ? Và tôi có thể tìm những quy định liên quan đến vấn đề này trong văn bản nào ạ? Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến luật 24h. Về câu hỏi của bạn, luật sư chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Lao động 2012

Nội dung tư vấn

Một trong những chính sách của Nhà nước áp dụng với lao động nữ theo quy định tại khoản 3 điều 153 Bộ luật lao động 2012 phải kể đến:

“3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.”

Điều 155 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 làm công việc nặng nhọc, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

Như vậy, theo quy định trên thì lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi đối với môi trường làm việc bình thường, tháng thứ sáu đối với vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, không được làm thêm giờ, hay đi công tác xa, thậm chí còn được giảm một giờ làm việc hưởng nguyên lương để bảo đảm quyền lợi, sức khỏe thai sản cho lao động nữ.

Đối với hành vi ép lao động làm thêm giờ khi đang mang thai đến tháng thứ 8 sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ;

b) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

b) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 đang làm công việc nặng nhọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Lao động;

c) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày;

d) Không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ luật Lao động;

đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

e) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

g) Sử dụng lao động nữ làm công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định tại Điều 160 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì người sử dụng lao động không được sử dụng lao động đó làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

Pháp luật không quy định về phụ nữ mang thai từ 7 tháng trở lên làm việc ở đồng bằng, không phải vùng sâu, vùng xa. Do đó, có thể hiểu rằng, lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng bình thường vẫn có thể làm thêm giờ, làm ban đêm như người bình thường và hưởng mức lương theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2012.

Trường hợp lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 thì được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

Bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ tư vấn của chúng tôi về lĩnh vực này:

Dịch vụ tư vấn về lao động;

– Tư vấn quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Tư vấn về điều kiện chấm dứt, thời gian trước, nội dung thông báo khhi chuẩn bị chấm dứt HĐLĐ

– Giải đáp về bồi thường, mức bồi thường khi một trong các bên vi phạm về luật lao động;

– Hướng dẫn, hỗ trợ khi đàm phán về lao động, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khởi kiện

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc,Người lao động nữ mang thai có phải làm thêm giờ chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý vị.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Tham khảo: Công ty Luật 24H

>>Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận các vấn đề hộ tịch? – Luật 24h

>>Xem thêm: Điều kiện, trình tự để đăng ký hộ khẩu thường trú thực hiện như thế nào là đúng nhất? – Luật 24h

>>Xem thêm: Có thể xin trích lục đăng ký kết hôn ở đâu ? Thủ tục như thế nào? – Luật 24h

>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục làm lại giấy khai sinh khi đã cao tuổi? – Luật 24h

>>Xem thêm: Thẩm quyền cấp lại Giấy khai sinh bản chính, thay đổi dân tộc? – Luật 24h

>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất –

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vai trò của công đoàn cơ sở đối với người lao động và doanh nghiệp

Vai trò của công đoàn cơ sở đối với người lao động và doanh nghiệp Vai trò của công đoà...

Xem thêm

Trách nhiệm của người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ...

Trách nhiệm của người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đ...

Xem thêm

Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động

Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động theo quy định mới nhất, luật ...

Xem thêm

Công ty nợ lương thì người lao động phải làm sao để lấy lại tiền?

Công ty nợ lương thì người lao động phải làm sao để lấy lại tiền? Công ty nợ lương thì ...

Xem thêm

Sắp hết hạn hợp đồng lao động các bên có phải thông báo cho nhau?

Sắp hết hạn hợp đồng lao động các bên có phải thông báo cho nhau? Trách nhiệm thông báo...

Xem thêm

Quy định về trách nhiệm vật chất của người lao động

Quy định về trách nhiệm vật chất của người lao động Quy định về trách nhiệm vật chất củ...

Xem thêm

Tai nạn lao động là gì theo quy định pháp luật hiện hành – L...

Tai nạn lao động là gì theo quy định pháp luật hiện hành – Luật 24h Tai nạn lao đ...

Xem thêm

Trường hợp nào người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng la...

Trường hợp nào người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? – Luật ...

Xem thêm

Giải quyết trường hợp công ty không trả đủ lương theo hợp đồng lao...

Giải quyết trường hợp công ty không trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết Tro...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574