Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Bộ luật dân sự 2015

Luật Hàng không dân dụng 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014

Giải quyết vấn đề

1. Khái niệm về quyền sở hữu

Quyền sở hữu là một chế định pháp luật quan trọng được quy định nhằm xác định nội dung về sở hữu tài sản của các đối tượng có quyền với tài sản đó. Pháp Luật dân sự quy định: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Đây là nội dung cơ bản của quyền sở hữu.

Quyền chiếm hữu: đây là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình đồng thời có quyền kiểm soát, chi phối tài sản tài sản theo ý mình, không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian. Thông thường, chủ sở hữu tự mình thực hiện quyền chiếm hữu đối với tài sản như nắm giữ tài sản trong phạm vi kiểm soát vật chất của mình hoặc thực hiện quyền kiểm soát sự tồn tại của tài sản, tiến hành kiểm kê, định giá… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ sở hữu có thể trao quyền chiếm hữu này cho người khác thông qua một hợp đồng dân sự phù hợp với ý chí của họ như cho vay, cho thuê, cho mượn tài sản.

Quyền sử dụng: đây là quyền năng giúp chủ sở hữu khai thác lợi ích vật chất từ tài sản trong khuôn khổ pháp luật để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt vật chất hoặc tinh thần gồm: quyền dùng tài sản và quyền khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Đây là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế.

Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế
Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

Quyền định đoạt: đây là quyền năng của chủ sở hữu trong việc quyết định số phận tài sản thuộc sở hữu của mình thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu có thể thực hiện quyền định đoạt của mình bằng hai phương thức:

– Định đoạt số phận thực tế của tài sản như tiêu dùng hết hoặc hủy bỏ tài sản.

– Định đoạt số phận pháp lý của tài sản như chuyển giao quyền sở hữu cho người khác thông qua các giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu như bán, trao đổi, tăng cho, cho vay, để thừa kế…

2. Khái niệm quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế

Cũng tương tự định nghĩa về quyền sở hữu nêu tại mục 1, quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản. Nhưng yếu tố khác biệt với khái niệm ở mục 1 đó là quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu được thể hiện ở những điểm sau:

– Chủ thể tham gia quan hệ sở hữu là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…

– Khách thể của quan hệ sở hữu là tài sản tồn tại ở nước ngoài. 

– Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ngay ở nước ngoài. 

3. Xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là gì ?

Tương tự khái niệm chung về xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế, xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu phát sinh khi đó có thể sẽ xảy ra các kết quả không giống nhau, phụ thuộc vào việc hệ thống luật pháp nào được áp dụng.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật:

Hiện tượng xung đột pháp luật về quyền sở hữu nói trên có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

– Trên thực tế, mỗi nước có điều kiện cơ sở hạ tầng khác nhau, bởi vậy pháp luật của các nước được xây dựng trên các nền tảng đó cũng có sự khác nhau.

– Các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế – xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử thậm chí là sự khác nhau về đặc điểm thể chất, tâm lý của công dân cũng dẫn đến sự khác nhau trong các quy định pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề.

4. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế của các nước trên thế giới

Về vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các nguyên tắc giải quyết sau:

Thứ nhất, áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản tức là tài sản thực tế đang ở đâu sẽ áp dụng pháp luật của nước đó. Pháp luật nơi có tài sản còn được áp dụng để xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển: tài sản quá cảnh quốc gia.

Hệ thuộc luật nơi có tài sản còn được áp dụng người thủ đắc trung thực: người chiếm hữu vật ngay tình: Việc bảo hộ người chiếm hữu vật ngay tình trước yêu cầu đòi lại tài sản của chủ sở hữu pháp luật đã quy định rõ nước áp dụng: luật nơi có tài sản vào thời điểm thủ đắc hoặc luật nơi có tài sản đang tranh chấp.

Thứ hai là không những quy định nội dung quyền sở hữu mà còn ấn định cả điều kiện phát sinh, chấm dứt chuyển dịch quyền sở hữu cụ thế trong các đạo luật quốc gia.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ liên quan đến tàu bay, tàu biển, tài sản pháp nhân, tài sản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Phương pháp giải quyết xung đột về quyền sở hữu trên thế giới hiện đang sử dụng là phương pháp căn cứ vào các điều luật thực chất để trực tiếp giải quyết vấn đề hoặc nếu không có điều luật thực chất thì sử dụng phương pháp xung đột – áp dụng các điều luật xung đột để chỉ dẫn đến hệ thống pháp luật của nước sẽ được áp dụng.

5. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế tại Việt Nam

Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng tương tự với nguyên tắc giải quyết của hầu hết các quốc gia trên thế giới đó là áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản. Cụ thể, Điều 677 và Điều 678  Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 677. Phân loại tài sản

Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.

Điều 678. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Quy định tại khoản 2 Điều 678 thực chất là một quy định khá có lợi Việt Nam vì thực trạng hiện nay, nước ta là một nước nhập siêu (nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu).

Nguyên tắc luật nơi có tài sản cũng được pháp luật Việt Nam áp dụng định danh tài sản theo Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Theo quy định pháp luật Việt Nam, bất động sản: đất, nhà ở, công trình gắn liền với đất đai; tài sản gắn liền với đất; tài sản trong lòng đất. Phân biệt bất động sản hoặc động sản: không căn cứ vào giá trị tài sản mà căn cứ vào tính chất cơ học của tài sản, di chuyển hay không di chuyển.

Các trường hợp ngoại lệ liên quan đến tàu bay, tàu biển, tàu hàng không dân dụng, khi xảy ra xung đột pháp luật về quyền sở hữu được xác định theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:

“Điều 4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật

1. Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được áp dụng đối với quan hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền đối với tàu bay.

2. Pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng liên quan đến các quyền đối với tàu bay được áp dụng để xác định hình thức của hợp đồng.”

Ngoài ra trong hệ thuộc luật nơi có tài sản cũng không được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu phát sinh trong một số lĩnh vực như:

– Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó giải thể: trường hợp này phải áp dụng theo pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch.

– Quan hệ về tài sản liên quan đến tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài.

– Các quan hệ về sở hữu đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ;

– Các quan hệ tài sản liên quan đến đối tượng của các đạo luật quốc hữu hóa áp dụng theo đạo luật quốc hữu hóa: xuất phát từ quyền định đoạt tài sản của quốc gia mình.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574