Chấm dứt việc giám hộ của ông bà khi cha mẹ chấp hành án phạt tù xong
Chấm dứt việc giám hộ của ông bà khi cha mẹ chấp hành án phạt tù xong
Các quy định của pháp luật về giám hộ được áp dụng nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Vậy, chấm dứt việc giám hộ của ông bà khi cha mẹ chấp hành án phạt tù xong như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề nêu trên, Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
1. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015.
2. Giải quyết vấn đề:
2.1 Quy định về việc ông bà làm người giám hộ của cháu chưa thành niên:
Các trường hợp cần người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:
Căn cứ theo quy định tại điểm a, b, khoản 1, Điều 47, Bộ luật dân sự 2015 thì người chưa thành niên được giám hộ bao gồm:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng lại rơi vào các trường hợp sau:
+ Cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự;
+ Cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
+ Cha mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Cha mẹ đều bị tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con;
+ Cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
Theo quy định trên, trường hợp cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ như là trong trường hợp, cha, mẹ đang thụ lý án tù mà việc thực hiện hành vi phạm tội này không phải là nguyên nhân có thể dẫn đến Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên để thực hiện việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho con. Khi đó, chính cha mẹ sẽ làm đơn yêu cầu cử người giám hộ cho con của mình để người giám hộ sẽ thực hiện các nghĩa vụ của người giám hộ với người chưa thành niên.
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:
– Theo quy định tại điều 52, Bộ luật dân sự 2015 về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên thì: Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
+ Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
+ Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
– Điều kiện cá nhân trở thành người giám hộ: Theo quy định tại điều 49, Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện để cá nhân trờ thành người giám hộ thì:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
+ Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
+ Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Căn cứ theo những quy định trên thì người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đang chấp hành hình phạt tù, không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại đủ điều kiện sẽ là người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên đó không có anh, chị em ruột đủ điều kiện để làm người giám hộ.
2.2 Trường hợp chấm dứt giám hộ khi cha mẹ chấp hành xong hình phạt tù:
Căn cứ theo quy định tại Điều 62, Bộ luật dân sự 2015 về chấm dứt việc giám hộ thì việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Người được giám hộ chết;
– Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
– Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
Theo quy định trên thì khi cha mẹ của người được giám hộ đã chấp hành xong hình phạt tù, đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình thì việc giám hộ giữa ông bà với cháu sẽ chấm dứt..
2.3 Thủ tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ:
Thẩm quyền đăng ký chấm dứt việc giám hộ:
Căn cứ theo Điều 19, Luật hộ tịch 2014 có quy định: thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.
Như vậy, ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký giám hộ là cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc chấm dứt việc giám hộ
Hồ sơ đăng ký chấm dứt giám hộ:
– Tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu;
– Giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự;
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký chấm dứt giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Trình tự đăng ký chấm dứt giám hộ:
Căn cứ theo Điều 22, Luật hộ tịch 2014 thì trình tự đăng ký chấm dứt việc giám hộ như sau:
– Người có yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;
– Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký chấm dứt giám hộ, hướng dẫn người yêu cầu kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký chấm dứt giám hộ và Sổ đăng ký chấm dứt giám hộ, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Trích lục đăng ký chấm dứt giám hộ cho người yêu cầu.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề chấm dứt việc giám hộ của ông bà khi cha mẹ chấp hành án phạt tù xong, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"