Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi

Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

Trẻ em luôn cần sống trong tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ ruột, nhất là đối với trẻ sơ sinh, chưa đủ 01 tuổi, sự phụ thuộc vào người mẹ càng lớn. Vì vậy, pháp luật nghiêm cấm những hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi, khiến các em phải xa rời vòng tay bố mẹ.

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Điều 152 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi như sau:

2. Giải quyết vấn đề 

Căn cứ theo quy định tại điều 152 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

Điều 152. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi

1. Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

d) Phạm tội 02 lần trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI ĐÁNH TRÁO NGƯỜI DƯỚI 01 TUỔI

2.1. Khách thể của tội phạm

Hành vi đánh tráo trẻ em là hành vi khiến trẻ em phải rời xa bố mẹ của mình từ khi chưa đầy 01 tuổi.

Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi
Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi

Tội phạm đã xâm phạm đến quyền được sống cùng cha mẹ ruột của trẻ em dưới 01 tuổi. Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền tự do, quyền được chăm sóc, giáo dục bởi cha mẹ ruột của trẻ em dưới 01 tuổi và quyền quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 01 tuổi của cha mẹ.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi.

Đánh tráo trẻ em là dùng trẻ em này để đổi lấy một trẻ em khác theo ý muốn của mình. Việc đánh tráo này thường xảy ra trong các nhà hộ sinh, khi đứa trẻ sinh ra ngoài ý muốn của cha mẹ chúng như: mong muốn có con trai thì lại sinh ra con gái hoặc ngược lại. Hành vi đánh tráo có thể do chính bố mẹ đứa trẻ thực hiện nhưng cũng có thể do thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trong Bệnh viện hoặc nhà hộ sinh thực hiện hoặc do người khác thực hiện.

Nạn nhân của tội phạm này phải là trẻ em dưới 01 tuổi, để xác định đổ tuổi của trẻ em, nhà làm luật có đưa ra các căn cứ xác định tuổi của nạn nhân quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định cách xác định tuổi của nạn nhân như sau:

Việc xác định tuổi của người bị hại dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

a) Giấy chứng sinh;

b) Giấy khai sinh;

c) Chứng minh nhân dân;

d) Thẻ căn cước công dân;

đ) Sổ hộ khẩu;

e) Hộ chiếu.

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:

a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.

b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.

c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.

d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm vào việc mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Nếu hậu quả việc mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em chưa xảy ra thì được cọi là phạm tội chưa đạt.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội đánh tráo người dưới 01 tuổi là bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự từ 16 tuổi trở lên.

Thứ nhất, chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ ai, nhưng trên thực tế người phạm tội này thường là chính cha mẹ ruột của trẻ em dưới 01 tuổi, hoặc người làm trong chính cơ sở bệnh viện, nhà hộ sinh.

Thứ hai, theo Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm, Khoản 2 Điều này quy định một số tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 2 Điều 16 đã liệt kê các tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không bao gồm tội phạm đánh tráo người dưới 01 tuổi. Do vậy, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đánh tráo người dưới 01 tuổi là người từ đủ 16 tuổi.

Thứ ba, chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi của mình.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hậu quả chia tách người dưới 01 tuổi khỏi cha mẹ của họ nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra. Động cơ phạm tội có thể rất nhiều nhưng chủ yếu là do quan niệm trọng nam khinh nữ, yêu thích con trai theo quan niệm xưa của nước ta, ngoài ra còn có những động cơ khác như con sinh ra bị tàn tật, có dị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh như bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch,…

3. CÁC TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT CỤ THỂ

a) Có tổ chức.

Có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ và phân công, sắp đặt vai trò của những người cùng thực hiện tội phạm.

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp.

Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn theo luật định hoặc được các cơ quan, tổ chức tổ nhiệm, giao nhiệm vụ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để đánh tráo trẻ em dưới 01 tuổi. Ví dụ, hộ lý tại nhà hộ sinh đánh tráo đứa trẻ mới sinh.

c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng.

Người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng bao gồm: bố mẹ; ông bà, chú bác, cô dì trong trường hợp bố mẹ cháu chết hoặc ly hôn, ốm đau bệnh tật nạn y không có điều kiện chăm sóc đã giao cho ông bà, chú bác cô dì chăm sóc, nuôi dưỡng cháu dưới 01 tuổi.

d) Phạm tội 02 lần trở lên.

Phạm tội 02 lần trở lên là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi từ 02 lần trở lên nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

đ) Có tính chất chuyên nghiệp.

Có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn sống chính.

e) Tái phạm nguy hiểm.

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Như vậy đánh tráo người dưới 01 tuổi trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường trước đây họ đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà đã đánh tráo người dưới 01 tuổi hoặc trước đây họ đã bị kết án về đánh tráo người dưới 01 tuổi, chưa được xóa án tích mà nay lại tiếp tục đánh tráo người dưới 01 tuổi khác.

4. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI ĐÁNH TRÁO NGƯỜI DƯỚI 01 TUỔI

Điều 152 Bộ luật Hình sự quy định 04 khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội đánh tráo người dưới 01 tuổi.

– Khung hình phạt phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với người đánh tráo người dưới 01 tuổi.

– Khung hình phạt phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

d) Phạm tội 02 lần trở lên.

– Khung hình phạt phạt tù từ 07 năm đến 12 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tái phạm nguy hiểm.

– Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Ly hôn muốn thay đổi họ cho con thì phải làm thế nào – Luật 24h

>> Xem thêm: Cách tính án phí trong vụ án ly hôn mới nhất năm 2020? – Luật 24h

>> Xem thêm: Đơn xin xác nhận nơi cư trú để xin ly hôn – Luật 24h

>> Xem thêm: Bản tự khai trong vụ án ly hôn – Luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Người yêu làm cho có thai nhưng không nhận trách nhiệm có thể kiện...

Người yêu làm cho có thai nhưng không nhận trách nhiệm có thể kiện được không theo quy ...

Xem thêm

Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý

Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư...

Xem thêm

Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nào?

Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nào? Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nà...

Xem thêm

Dùng axit tạt nhầm người khác có bị khởi tố hình sự không?

Dùng axit tạt nhầm người khác có bị khởi tố hình sự không?, luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm

Trách nhiệm dân sự và hình sự khi va chạm giao thông

Trách nhiệm dân sự và hình sự khi va chạm giao thông Trách nhiệm dân sự và hình sự khi ...

Xem thêm

Bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng?

Bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ch...

Xem thêm

Xử lý hành vi nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015

Xử lý hành vi nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 Pháp luật quy định như thế...

Xem thêm

Lừa đảo bị xử lý thế nào? Tội lừa đảo theo quy định mới nhất?

Lừa đảo bị xử lý thế nào? Tội lừa đảo theo quy định mới nhất? Pháp luật quy định như th...

Xem thêm

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác phải chịu hình phạt thế ...

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác phải chịu hình phạt thế nào? Lừa đảo chiếm đo...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574