Chồng có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Mô tả: Chồng có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Sau khi ly hôn, ngoài việc tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, sau khi ly hôn, nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên thuộc về cha hoặc mẹ. Đặc biệt là con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con thuộc về ai?
Trong bài viết này, Luật 24H xin chia sẻ thông tin về vấn đề Chồng có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, gọi cho chúng tôi qua hotline 1900 6574 để được giải đáp hoặc truy cập website https://luat24h.net
Cơ sở pháp lý: Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. |
Hotline 1900 6574
Xem thêm: Không đăng ký kết hôn có yêu cầu cấp dưỡng cho con được không?
Theo đó, con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con đương nhiên thuộc về mẹ. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thuộc về mẹ, những trường hợp thuộc về cha:
-Trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc;
Chứng minh những lợi thế hơn so với mẹ về vật chất thông qua cung cấp hợp đồng lao động, tài sản, bất động sản,…; lợi thế về mặt tình cảm, tinh thần: thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con, có ông bà cùng trông nom, chăm sóc.
-Trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con: Thỏa thuận được xem là phương pháp tối ưu hàng đầu, tránh tranh chấp xung đột quyền lợi, vừa đảm bảo điều kiện tốt hơn cho con, vừa để thủ tục ly hôn trở nên đơn giản, nhanh chóng.
Xem thêm: Có ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự được không?
Xem thêm: Không đăng ký kết hôn có yêu cầu cấp dưỡng cho con được không?
Xem thêm: Vấn đề cấp dưỡng nuôi con như thế nào khi một bên không đồng ý ?
Xem thêm: Làm sao để thay đổi mức cấp dưỡng cho con – Luật 24h
Xem thêm: Đăng ký kết hôn nhưng chưa làm đám cưới có sao không? – Luật 24h
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline:1900 6574; truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"