Tội buộc công chức viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
Tội buộc công viên chức thôi việc hay sa thải người lao động trái pháp luật. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
Lao động là nhu cầu thiết yếu của con người và con người có quyền lựa chọn ngành nghề, công việc phù hợp với bản thân mình. Pháp luật hình sự quy định, người sử dụng lao động không được sa thải người lao động hoặc buộc công chức, viên chức thôi việc trái pháp luật.
1. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Điều 162 thuộc Chương XV Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định Tội buộc công viên chức thôi việc hay sa thải người lao động trái pháp luật như sau:
2. Giải quyết vấn đề
“Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC PHÉP BUỘC CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THÔI VIỆC VÀ SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.1. Các trường hợp công chức, viên chức bị buộc thôi việc
Theo Điểm e Khoản 1 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Điểm d Khoản 1 Điều 52 Luật Viên chức năm 2010 quy định buộc thôi việc là một hình thức xử lý đối với công chức, viên chức vi phạm kỉ luật. Có nghĩa là chỉ những công chức, viên chức vi phạm kỉ luật mới có thể bị buộc thôi việc. Đồng nghĩa với việc không thể tự ý buộc thôi việc đối với công chức, viên chức khi họ không vi phạm kỉ luật.
Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức và viên chức, trong đó có quy định cụ thể các trường hợp được áp dụng biện pháp kỉ luật buộc thôi việc đối với công chức, viên chức như sau:
“Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.”
“Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.”
Tuy nhiên, Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP vẫn đặt ra ngoại lệ các trường hợp chưa xem xét xử lý kỉ luật kể cả thỏa mãn quy định trên như sau:
“Điều 3. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.”
2.2. Các trường hợp sa thải người lao động đúng quy định của pháp luật
Khoản 4 Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019 quy đinh sa thải là một trong các hình thức kỉ luật đối với người lao động.
Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc áp dụng hình thứ kỉ luật sa thải:
“Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định không áp dụng kỉ luật đối với người lao động trong 04 trường hợp sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, mọi trường hợp buộc công chứ, viên chức thôi việc hay si thải người lao động không theo đúng quy định trên đều bị coi là phạm tội.
3. DẤU HIỆU PHÁP LÝ TỘI BUỘC CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THÔI VIỆC HOẶC SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT
3.1. Khách thể của tội phạm
Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Điều 35.
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.”
Người lao động được phát huy vai trò làm chủ của mình nhằm đem lại cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và gia đình, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh; đồng thời đề cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
Trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức Nhà nước đòi hỏi người cán bộ, nhân viên, người lao động phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề.
Quyền lao động của công dân được cụ thể hóa bới các quy định của Bộ luật lao động năm 2019, Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010 và các hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động năm 2019 và Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010 (hai luật này được sửa đổi bổ sung năm 2019).
Đối tượng của tội phạm này là công chức, viên chức và người lao động.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Tội phạm xâm phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công chức, viên chức và công dân được Hiến pháp ghi nhận.
Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền lao động của công dân và quy định của Bộ luật lao động năm 2019 và Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010 (hai luật này được sửa đổi bổ sung năm 2019).
3.2. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm gồm 03 hành vi sau:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức.
Buộc thôi việc là hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức. Buộc thôi việc trái pháp luật là hành vi buộc thôi việc không đáp ứng được các điều kiện buộc thôi việc theo quy định của pháp luật. Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý ra quyết định buộc công chức, viên chức dưới quyền mình phải thôi việc.
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động.
Sa thải là hình thức kỷ luật áp dụng đối với người lao động. Sa thải trái pháp luật là hành vi sa thái không đáp ứng các điều kiện tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019, do người sử dụng lao động mà cụ thể là người có quyền (như giám đốc, chủ tịch, trưởng phòng tuyển dụng,..) vì vụ lợi, hoặc động cơ cá nhân mà ra quyết định sa thải đối với người lao động.
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.
Đây là hành vi buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc trái với ý muốn của họ, hành vi cưỡng ép có thể thực hiện thông qua các thủ đoạn như mua chuộc, dùng lời nói,.. đe dọa có thể thực hiện qua hành động, lời nói.
Hậu quả của tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật là những thiệt hại nghiêm trọng do hành vi buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc gây ra.
Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội này. Nếu có gây ra thiệt hại nhưng thiệt hại đó chưa phải là hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc chưa cấu thành tội phạm.
Hậu quả nghiêm trọng có thể về kinh tế, về tính mạng, sức khỏe con người, về chính trị. Chẳng hạn như đối với người lao động, cán bộ, công chức vì họ không có việc làm nên đau ốm, bị bệnh tâm thần, bị suy giảm nghiêm trọng sức khỏe đã dẫn đến bị chết hoặc vì họ là người trụ cột trong gia đình nên khi bị thôi việc, kinh tế gia đình khó khăn dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng phải ly dị. Đối với cơ quan, do người lao động này có vai trò nhất định trong hoạt động của cơ quan nên khi họ bị thôi việc đã gây ảnh hướng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đến lòng tin của cán bộ, công nhân viên đối với lãnh đạo cơ quan, đến bộ máy Nhà nước,…
Tội phạm hoàn thành khi người lao động, cán bộ, công chức có quyết định thôi việc.
3.3. Chủ thể của tội phạm
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên đối với tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, còn người dưới 16 tuổi không phải là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm ít nghiêm trọng. Người phạm tội phải thỏa mãn điều kiện có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong việc sử dụng lao động, sử dụng cán bộ, công chức mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, đối với những người khác có thể là chủ thể, nhưng chỉ trong trường hợp có đồng phạm.
Theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Quy định của pháp luật không nêu rõ ai là người sử dụng công chức, viên chức. Tuy nhiên ta có thể hiểu,
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên đối với tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, còn người dưới 16 tuổi không phải là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm ít nghiêm trọng.
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong việc sử dụng lao động, sử dụng cán bộ, công chức mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, đối với những người khác có thể là chủ thể, nhưng chỉ trong trường hợp có đồng phạm.
Người sử dụng lao động là người đứng đầu trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động. Như vậy, nếu vụ án không có đồng phạm thì chủ thể tội phạm này chỉ có thể là người đủ 18 tuổi trở lên. Nếu là người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức thì phải là người ký hợp đồng lao động với người lao động; việc ký hợp dồng lao động được quy định tại Bộ luật lao động và các dướng dẫn thi hành Bộ luật lao động, trong trường hợp này, người sử dụng lao động có thể là người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, còn người lao động không phải là cán bộ, công chức.
Người sử dụng công chức, viên chức là người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị do được bầu cử hoặc do tuyển dụng, có quyền tiếp nhận, tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật hoặc buộc công chức, viên chức thôi việc theo quy định của pháp luật. Người sử dụng công chức, viên chức có thể là cán bộ, công chức hoặc viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi bố sung năm 2019.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, khi xác định chủ thể của tội phạm này, ngoài việc phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, còn phải căn cứ vào vào các quy định khác của pháp luật mà đặc biệt là của Bộ luật lao động năm 2019 và Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010 (hai luật này được sửa đổi bổ sung năm 2019).
3.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý giám tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra.
Người phạm tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật có nhiều động cơ khác nhau, Điều 162 Bộ luật Hình sự quy định hai động cơ là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ phạm tội của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
Mục đích của người phạm tội là mong muốn người lao động, cán bộ, công chức phải thôi việc.
4. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI BUỘC CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THÔI VIỆC HOẶC SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÁI PHÁP LUẬT
Điều 162 Bộ luật Hình sự quy định 03 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
– Khung hình phạt phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.
– Khung hình phạt phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đối với 02 người trở lên.
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai.
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
– Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Tội buộc công viên chức thôi việc hay sa thải người lao động trái pháp luật, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề Tội buộc công viên chức thôi việc hay sa thải người lao động trái pháp luật;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>> Xem thêm: Ly hôn muốn thay đổi họ cho con thì phải làm thế nào – Luật 24h
>> Xem thêm: Cách tính án phí trong vụ án ly hôn mới nhất năm 2020? – Luật 24h
>> Xem thêm: Đơn xin xác nhận nơi cư trú để xin ly hôn – Luật 24h
>> Xem thêm: Bản tự khai trong vụ án ly hôn – Luật 24H
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"