Tội cưỡng đoạt tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

Cưỡng đoạt tài sản cũng là hành vi lấy tài sản của người khác trái pháp luật. Pháp luật hình sự quy định hành vi cưỡng đoạt tài sản là một tội.

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Điều 170 Chương XVII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 nă

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

2. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN

2.1. Khách thể của tội phạm

Hành vi cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân của bị hại.

Tội cưỡng đoạt tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản

Sự xâm phạm quyền sở hữu thể hiện ở chỗ, người phạm tội mong muốn chiếm đoạt tài sản của bị hại. Quyền sở hữu tài sản của con người gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Người chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu do được uỷ quyền, được giao mà không kèm theo việc chuyển quyền sở hữu thì việc thực hiện các quyền chiếm hữu chỉ được thực thi trong phạm vi giới hạn của các hành vi và theo thời gian mà chủ sở hữu cho phép.

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng và khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép. Việc sử dụng tài sản là một trong những quyền quan trọng và có ý nghĩa thực tế đối với chủ sở hữu.

Quyền định đoạt là quyền năng của chủ sở hữu để quyết định về “số phận” của tài sản, có thể là trưng bày, lưu giữ, tiêu dùng hết, huỷ bỏ…, hoặc cũng có thể là bán, cho, tặng,…

Điều 105 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 quy định về tài sản:

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Sự xâm phạm quyền nhân thân của người bị hại thể hiện ở việc người phạm tội đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác đối với bị hại. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trong quyền nhân thân có các quyền khác như Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,…

Các quyền này được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.

Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền nhân thân; quyền sở hữu tài sản của con người và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nhân thân; quan hệ sở hữu của con người.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi được thực hiện bởi lời nói, cử chỉ hoặc hành động, làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác. Dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc. Trường hợp người bị hại bị người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực nếu không giao tài sản cho người phạm tội nhưng người bị hại không sợ và không giao tài sản cho người phạm tội, sau đó người phạm tội đã thực hiện hành vi vũ lực đối với người bị hại thì cũng không phải là hành vi cướp tài sản mà vẫn là hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng ngoài việc đe dọa sẽ dùng vũ lực và thủ đoạn này đã uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Dọa sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, dọa sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản v.v…

Thông thường người phạm tội dùng những thủ đoạn như:

– Dọa sẽ hủy hoại tài sản nếu người bị hại không giao nộp tài sàn. Ví dụ: Dọa sẽ đốt xe; dọa sẽ đập phá nhà hoặc những tài sản khác…

– Dọa sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của người có trách nhiệm về tài sản mà họ không muốn cho ai biết. Ví dụ: A ngoại tình, B biết điều đó và  đe dọa nếu A không đưa cho B 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) thì B sẽ nói việc A ngoại tình cho chồng A.

– Bịa đặt, vu khống người bị hại là chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản. Ví dụ: A là phóng viên viết một bài vu khống T là chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhận hối lộ. A không gửi bài đăng báo mà gửi cho T yêu cầu T chi một số tiền, A sẽ không đăng tin này lên báo. Mặc dù không có việc nhận hối lộ, nhưng vì sợ nếu A đăng bài báo thì uy tín của mình bị ảnh hưởng, nhất là sắp đến kỳ bầu cử lại Hội đồng nhân dân huyện, nên T đã phải giao cho A một khoản tiền.

– Giả danh là cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội, Thuế vụ, Hải quan…(người có chức vụ, quyền hạn) để kiểm tra, bắt giữ, khám người có trách nhiệm về tài sản buộc họ phải giao nộp tiền hoặc tài sản. Ví dụ: A, B, C đã giả danh Cảnh sát giao thông để chặn xe tải do anh D lái, buộc anh D phải nộp một số tiền nếu không sẽ đưa xe về trụ sở. Vì anh D chở hàng tươi sống nếu để chúng đưa xe về trụ sở thì sẽ hỏng hết hàng nên anh D đã giao cho A, B, C một số tiền.

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi được thực hiện một cách công khai, trắng trợn. Tuy nhiên, sự công khai trắng trợn chủ yếu đối với người có tài sản hoặc người đanh quản lý tài sản, còn đối với những người khác, người phạm tội không quan tâm, nếu hành vi phạm tội được thực hiện ở nơi công cộng, người phạm tội chỉ công khai trắng trợn với người có trách nhiệm về tài sản còn những người khác thì người phạm tội lại có ý thức lén lút.

Tội cưỡng đoạt tài sản có cấu thành hình thức, hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc để định tội danh. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người chủ sở hữu tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm nói chung và của các tội xâm phạm sở hữu nói riêng là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không phải ai thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng đều là chủ thể của tội phạm mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo luật định mới là chủ thể của tội phạm.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 168 (Tội cướp tài sản), 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (Tội cướp giật tài sản), 173 (Tội trộm cắp tài sản), 178 (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản). Điều 170 Bộ luật Hình sự quy định 04 khoản tương ứng 04 khung hình phạt chính trong đó Khoản 1 thuộc loại tội nghiêm trọng, Khoản 2,3,4 thuộc loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, chủ thể của tội phạm là người từ đủ 14 tuổi trở lên đối với tội phạm thực hiện theo Khoản 2,3,4 và chủ thể tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên đối với Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc có đồng phạm cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp tội phạm được thực hiện có tổ chức, tức là có mối liên kết và phân công nhiệm vụ chặt chẽ giữa các thành viên thì có thể bị coi là tình tiết tăng nặng quy định tại Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Hình sự.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Tức là người phạm tội biết rõ tài sản mà hắn cưỡng đoạt là tài sản của người khác và mục đích của người phạm tội là muốn chiếm đoạt và biến tài sản của người khác thành tài sản của mình.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản.

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.

3. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN

Điều 170 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

– Khung hình phạt phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

– Khung hình phạt phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

a) Có tổ chức;

Phạm tội cướp tài sản có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc chiếm đoạt tài sản, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc trực tiếp dùng những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản; chuyển lời đe dọa, thư từ hoặc những tài liệu có nội dung uy hiếp tinh thần đến chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản; tiếp nhận tài sản do chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản giao cho người phạm tội …

Người tổ chức trong vụ án cưỡng đoạt tài sản cũng tương tự như đối với người tổ chức trong các vụ án khác, họ cũng là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên, người tổ chức trong vụ án cưỡng đoạt tài sản chủ yếu là người vạch kế hoạch, chỉ huy việc thực hiện kế hoạch uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản. 

Người xúi giục trong vụ án cưỡng đoạt tài sản là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức trong vụ án cưỡng đoạt tài sản là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn nhằm uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản  như: cho đồng bọn dùng điện thoại của mình để gọi điện cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản; chuyển thư, nhắn tin cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản về nội dung lời đe dọa;… 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội lấy việc phạm tội là nguồn sống chính cho mình.

Khái niệm chuyên nghiệp được hiểu ở đây không đồng nghĩa với khái niệm nghề nghiệp của một người, vì không thể coi phạm tội là một nghề kiếm sống, tính chất chuyên nghiệp của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ tội phạm đó được lặp đi lặp lại nhiều lần mà người phạm tội coi việc phạm tội đó là phương tiện kiếm sống.

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

Người bị hại là người dưới 16 tuổi. Tuổi của người bị hại là một tình tiết thuộc yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội; chỉ cần xác định người bị hại là người dưới 16 tuổi mà người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt là phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi rồi.

Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định cách xác định tuổi của nạn nhân dưới 16 tuổi như sau:

Việc xác định tuổi của người bị hại dưới 16 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau: Giấy chứng sinh; Giấy khai sinh; Chứng minh nhân dân Thẻ căn cước công dân; Sổ hộ khẩu; Hộ chiếu.

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:

+ Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.

+ Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.

+ Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.

+ Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

Cưỡng đoạt tài sản của phụ nữ mà biết có thai là trường hợp người phạm tội biết rõ người mình cưỡng đoạt tài sản là phụ nữ đang có thai (không kể tháng thứ mấy).

Nếu người bị cưỡng đoạt tài sản có thai thật, nhưng có căn cứ để xác định người phạm tội không biết họ đang có thai thì cũng không thuộc trường hợp phạm tội giết phụ nữ mà biết là có thai. Ngược lại, trong trường hợp người phụ nữ bị cưỡng đoạt tài sản không có thai, nhưng người phạm tội  tưởng lầm là có thai và sự lầm tưởng này của người phạm tội  là có căn cứ, thì người phạm tội  vẫn bị xét xử về tội cưỡng đoạt tài sản trong trường hợp “đối với phụ nữ mà biết là có thai”.

Người già yếu và người không có khả năng tự vệ cũng là những người được pháp luật ưu tiên bảo vệ, hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hay uy hiếp về tình thần đối với họ là hành vi vô nhân đạo, cần trừng trị nghiêm mình hơn trường hợp thông thường.

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Tài sản bị chiếm đoạt có thể là tiền. Trường hợp tài sản là vật, người phạm tội phải chịu tình tiết định khung tăng nặng này khi giá trị quy đổi của vật bị chiếm đoạt tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Đây là trường hợp hành vi cưỡng đoạt tài sản diễn ra tại nơi công cộng, gây ảnh hưởng đến nhiều người, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

e) Tái phạm nguy hiểm.

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Như vậy cưỡng đoạt tài sản trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường trước đây họ đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà đã cưỡng đoạt tài sản của người khác hoặc trước đây họ đã bị kết án về tội cưỡng đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà nay lại tiếp tục cưỡng đoạt tài sản của người khác.

– Khung hình phạt phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Đây là trường hợp phạm tội cũng giống như tại Điểm d Khoản 2 Điều 170 Bộ luật Hình sự nhưng giá trị tài sản bị chiếm đoạt lớn hơn, từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Thiên tai, dịch bệnh là hoàn cảnh khó khăn, là yếu tố khách quan bên ngoài không ai mong muốn. Lúc này, mọi người đang tập trung vào công tác khắc phòng chống thiên tai mà người phạm tội lại lợi dụng thời điểm khó khăn này để cưỡng đoạt tài sản của bị hại.

– Khung hình phạt phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

Trường hợp phạm tội này tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại trường hợp quy định giá trị tài sản phần trên, chỉ khác ở chỗ giá trị tài sản bị chiếm đoạt là từ 500.000.000 đồng trở lên. Đây là tài sản có giá trị đặc biệt lớn, nên người phạm tội phải chịu khung hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp là thời điểm đất nước cần toàn thể nhân dân chung tai, giải quyết vấn đề chiến tranh hay tình trạng khẩn cấp. Vậy mà người phạm tội lại lợi dụng thời điểm này để thực hiện tội phạm. Do đó, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này cao hơn những trường hợp chiếm đoạt tài sản thông thường.

– Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Tội cưỡng đoạt tài sản, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề nêu trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….;

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề nêu trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Mức tiền nuôi con sau ly hôn ? – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Xác định nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng – Hãng luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng?

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng? luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự như thế...

Xem thêm

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không?

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không? Bị lừa chuyển tiền qu...

Xem thêm

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay Tình trạng vi phạm pháp l...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập?luật 24H cam kết tư ...

Xem thêm

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ...

Xem thêm

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòn...

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng chống tham nhũng? l...

Xem thêm

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng.

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng?luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574