Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Điều 245 Chương XIX Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên như sau:

Điều 245. Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

1. Người nào vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến dưới 500 mét vuông (m2);

c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích 500 mét vuông (m2) trở lên;

c) Có tổ chức;

d) Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

2. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

2.1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là chế độ bảo vệ đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái của Nhà nước.

Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

Đối tượng tác động của tội phạm này là khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác được Nhà nước bảo vệ đặc biệt.

Theo quy định của Luật đa dạng sinh học năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2018, Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học gồm Vườn quốc gia; Khu dự trữ thiên nhiên; Khu bảo tồn loài – sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan.

Vườn quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:

– Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;

– Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

– Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;

– Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.

Khu dự trữ thiên nhiên gồm có: Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia và Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh.

Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên và có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh là khu thuộc nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh nhằm mục đích bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn.

Khu bảo tồn loài – sinh cảnh gồm có: Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp quốc gia và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh.

Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp quốc gia  là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.

Khu bảo tồn loài – sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn.

Khu bảo vệ cảnh quan gồm có: Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia và Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh.

Khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia có hệ sinh thái đặc thù; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh là khu thuộc nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan trên địa bàn.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.

Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về chế độ quản lý khu bảo tồn.

Việc quản lý khu bảo tồn được quy định cụ thể tại Luật đa dạng sinh học năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2018.

Theo quy định của Luật đa dạng sinh học, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm quản lý khu bảo tồn bao gồm:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các khu bảo tồn có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý của mình.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia thuộc khu rừng đặc dụng trên cạn, vùng biển có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia vùng đất ngập nước, núi đá vôi, đất chưa sử dụng và các vùng sinh thái hỗn hợp có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, không thuộc đối tượng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có quyền và trách nhiệm:

– Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;

– Xây dựng, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;

– Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn;

– Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;

– Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;

– Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi khu bảo tồn;

– Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Tham gia, hưởng lợi ích từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu bảo tồn;

– Hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn;

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Khai thác nguồn lợi hợp pháp trong khu bảo tồn theo quy định của Luật này, quy chế quản lý khu bảo tồn và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen và các hoạt động hợp pháp khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện quy chế quản lý khu bảo tồn;

– Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài trách nhiệm quán trong khu bảo tồn, nhà làm luật còn quy định về trách nhiệm quản lý vùng đệm. Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn.

“Điều 32. Quản lý vùng đệm của khu bảo tồn

1. Vị trí, diện tích vùng đệm được quy định trong quyết định thành lập khu bảo tồn và phải được xác định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển.

2. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải tuân thủ quy chế quản lý vùng đệm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

3. Chủ dự án đầu tư trong vùng đệm của khu bảo tồn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Hội đồng thẩm định theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; trong thành phần Hội đồng thẩm định phải có đại diện ban quản lý khu bảo tồn.

Trường hợp dự án đầu tư trong vùng đệm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường hoặc phát tán chất thải độc hại thì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải xác định khoảng cách an toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn.”

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hậu quả của tội phạm thuộc một trong những trường hợp sau:

a) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) trở lên;

c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Trường hợp hậu quả của hành vi chưa đạt đến mức nghiêm trọng, người phạm tội tuy không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn phải chịu xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/05/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại có đủ điều kiện theo quy định như sau:

* Trường hợp chủ thể của tội phạm là cá nhân:

Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XIX Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp nhiều người thực hiện cùng một tội phạm được quy định theo Điều 17 Bộ luật Hình sự:

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

* Trường hợp chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại

Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2013, pháp nhân thương mại được hiểu như sau:

“Điều 75. Pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại là một quy định hoàn toàn mới, lần đầu được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó, điều kiện chịu trách nhiệm của pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự như sau:

“Điều 75. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.”

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể phạm tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thực hiện hành vi của mình là do cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp tức là nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ của chủ thể phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

3. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Điều 245 Bộ luật Hình sự quy định 03 Khung hình phạt đối cá nhân và 04 Khung hình  phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:

3.1. Hình phạt đối với cá nhân phạm tội

– Người nào vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến dưới 500 mét vuông (m2);

c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích 500 mét vuông (m2) trở lên;

c) Có tổ chức;

d) Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.2. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

– Khung hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….;

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề nêu trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Mức tiền nuôi con sau ly hôn ? – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Xác định nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng – Hãng luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng?

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng? luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự như thế...

Xem thêm

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không?

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không? Bị lừa chuyển tiền qu...

Xem thêm

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay Tình trạng vi phạm pháp l...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập?luật 24H cam kết tư ...

Xem thêm

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ...

Xem thêm

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòn...

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng chống tham nhũng? l...

Xem thêm

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng.

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng?luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574