Tội sản xuất trái phép chất ma túy
Tội sản xuất trái phép chất ma túy. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
1. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Điều 248 thuộc Chương XX Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về tội sản xuất trái phép chất ma túy như sau:
“Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
e) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít;
i) Tái phạm nguy hiểm;
k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít;
e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
2. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI SẢN XUẤT TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
2.1. Khách thể của tội phạm
Tội sản xuất trái phép chất ma tuý là hành vi chiết xuất chất ma tuý từ quả của cây thuốc phiện, lá, hoa, quả của cây cần sa, lá của cây co ca cũng như việc điều chế, pha chế từ tiền chất ma tuý thành chất ma tuý hoặc từ chất ma tuý này thành chất ma tuý khác trái với quy định của Nhà nước.
Theo Điều 5 Luật Phòng, chống ma tuý số 73/2021/QH14 của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 30/3/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó:
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
…
2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.”
Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma tuý, các nguyên liệu có chứa chất ma tuý và các tiền chất ma tuý…
Khách thể của tội sản xuất trái phép chất ma tuý là chế độ quản lý của Nhà nước về việc chế xuất, điều chế, pha chế chất ma tuý. Việc sản xuất chất ma tuý dùng vào việc chữa bệnh hoặc mục đích xã hội phải được Nhà nước cho phép. Hiện nay, việc sản xuất một số chất ma tuý chủ yếu trong lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh dưới dạng thuốc tân dược và được quy định rất chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu quản lý, bán và sử dụng.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kì hình thức nào. Người phạm tội sản xuất trái phép chất ma tuý có thể thực hiện một hoặc một số hành vi để tạo ra chất ma tuý. Các hành vi đó là chiết xuất, điều chế…
Chiết xuất chất ma tuý là hành vi chiết xuất quả thuốc phiện lấy nhựa loãng màu trắng từ quả thuốc phiện rồi sấy khô trong điều kiện không khí bình thường và tạo thành nhựa thuốc phiện; tách tinh chất từ nhựa thuốc phiện để lấy chất alkaloid; tách tinh chất từ lá, hoa, quả của cây cần sa để lấy nhựa cần sa (Hashich), tinh dầu cần sa (Dầu Hashich); tách tinh chất từ lá của cây cô ca để lấy tinh dầu cô ca ( Cocaine)… Nói chung là hành vi tách tinh chất từ các cây thảo mộc để lấy nhựa, tinh dầu rồi từ các chất này điều chế thành các chất ma tuý.
Điều chế chất ma tuý là dùng phương pháp tạo phản ứng hoá học từ các tiền chất ma tuý, các chất hoá học cần thiết để tạo ra các chất ma tuý như:
Từ nhựa thuốc phiện tạo ra Morphine bằng cách trộn thuốc phiện với vôi toả (calciumhyđroxide) rồi hoà tan với nước. Hỗn hợp này, một phần dùng để chiết xuất Morphine và Cô-đê-in (Codeine), phần khác dùng để chiết xuất Thê-ba-in (Thebaine) và Pa-pa-ve-rin (Papaverine). Khi đã điều chế được Morphine thì từ Morphine lại điều chế thành Heroin. Thông thường cứ 10 Kg thuốc sống chiết xuất được 1 Kg Morphine và từ 1Kg Morphine điều chế được 1 Kg Heroin10
Từ lá Côca điều chế thành Cocaine bằng nhiều phương pháp khác nhau:
Ngâm trộn lẫn lá coca với nước và vôi để tạo thành hỗn hợp của phản ứng alkaline trong bình cao áp. Hỗn hợp này nghiền nát và cho thêm vào một số dầu hoả ( hoặc hydrocarbon) và khuấy đều.
Tách dầu hoả và vắt kho phần lá coca. Thêm một số nước acid hoá vào để tách dầu hoả. các alkaloid hoà tan trong phần dung dịch nước. Dùng ammonia kết tủa các alkaloid kiềm. Cocaine sẽ kết tủa ở giai đoạn này và kết quả là tạo thành kem coca.
Để sản xuất Cocaine hydrochloride, kem coca hoà tan tại trong acid sulphuric loãng. Potassium permanaganate có thể them vào cho tới khi xuất hiện màu hồng trong dung dịch. Dung dịch để lắng và sau đó lọc. Kết tủa Cocaine kiềm và các alkaloid khác bằng ammonia. Phần kết tủa đem lọc, rửa bằng nước và phơi khô.
Cocaine kiềm thô đem hoà tan trong diethyl ether. Dung dịch này mang lọc và cho thêm acid hydrochloric đặc cùng acetone. Cocaine hydrochoride sẽ kết tủa và đem lọc sấy khô.
Hiệu quả của quy trình trên đạt được như sau: Cứ 145 Kg lá coca khô thì điều chế được khoảng 1 Kg Cocaine HCL11
Không coi là sản xuất trái phép chất ma tuý nếu người phạm tội chỉ pha nước với các chất ma tuý thể rắn, thể bột… thành thể lỏng để tiện việc sử dụng như: pha nước với bột heroin, pha nước với thuốc phiện để tiêm chích.
Sản xuất trái phép chất ma tuý là sản xuất không được phép của Nhà nước. Như vậy việc sản xuất ma tuý có trường hợp được Nhà nước cho phép. Hiện nay, việc sản xuất một số chất ma tuý ( chủ yếu là các chất hướng thần) trong lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt của Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 và Thông tư 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của luật Dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
Hậu quả của của hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý là những thiệt hại đến các quy định của Nhà nước về việc sản xuất chất ma tuý. Hậu quả này có thể đã xảy ra hoặc nếu không được ngăn chặn thì sẽ xảy ra. Hậu quả của hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý không phải là số lượng chất ma tuý được xản xuất nhiều hay ít. Tuy nhiên, nếu số lượng chất ma tuý càng nhiều thì tác hại cho xã hội càng lớn.
Hậu quả của hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội mà chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt. Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có hành vi sản xuất trái phép ra chất ma tuý, không phân biệt só lượng nhiều hay ít. Nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi chiết xuất, điều chế nhằm sản xuất ra chất ma tuý nhưng chưa tạo ra được chất ma tuý mà mình mong muốn thì coi là phạm tội chưa đạt.
2.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy). Khoản 1 Điều 248 Bộ luật Hình sự thuộc loại tội nghiêm trọng còn Khoản 2,3,4 Điều này thuộc loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy là từ đủ 16 tuổi trở lên đối với tội phạm theo Khoản 1 Điều 248 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với tội phạm theo Khoản 2,3,4, Điều luật này.
Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp nhiều người thực hiện cùng một tội phạm được quy định theo Điều 17 Bộ luật Hình sự:
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất trái phép chất ma túy là do cố ý, chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi sản xuất trái phép chất ma túy nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Mục đích của tội sản xuất trái phép chất ma túy có thể là để người phạm tội sử dụng ma túy hoặc để kiếm lợi nhuận từ việc sản xuất trái phép chất ma túy.
3. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI SẢN XUẤT TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
Điều 248 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
– Khung hình phạt phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào.
-Khung hình phạt phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
a) Có tổ chức;
Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, Sản xuất trái phép chất ma tuý có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch kế hoạch để thực hiện hành vi sản xuất chất ma tuý, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.
Sản xuất trái phép chất ma tuý có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc sản xuất trái phép chất ma tuý.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi chiết xuất, điều chế chất ma tuý như: Pha chế các dung dịch, thử phản ứng hoá học, tìm kiếm các tiền chất, các tinh chất có chứa chất ma tuý để sản xuất ra một chất ma tuý hoặc điều chế chất ma tuý này thành chất ma tuý khác.
Người xúi dục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác sản xuất trái phép chất ma tuý.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc sản xuất chất ma tuý như: cung cấp tiền, cung cấp phương tiện, dụng cụ cho việc sản xuất chất ma tuý; hứa tiêu thụ chất ma tuý…
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
Sản xuất trái phép chất ma tuý 02 lần trở lên là trường hợp đã có tất cả hai lần sản xuất trái phép ma tuý trở lên mà mỗi lần phạm tội đều có đầy đủ yếu tố cấu thành tội sản xuất trái phép chất ma tuý quy định tại khoản 1 của điều này; đồng thời trong số các lần sản xuất trái phép chất ma tuý đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có hai lần sản xuất trái phép chất ma tuý, trong đó đã có một lần bị kết án hoặc được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt thì không coi là phạm tội 02 lần, còn nếu có từ ba, bốn, năm… lần sản xuất trái phép chất ma tuý trong đó có một lần bị kết án hoặc được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt thì vẫn coi là phạm tội 02 lần trở lên vì ít nhất cũng còn hai lần chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sản xuất trái phép chất ma tuý là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc sản xuất tội phạm chất ma tuý; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng.
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để sản xuất trái phép chất ma tuý là người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để sản xuất trái phép chất ma tuý. Thông thường, người phạm tội trong trường hợp này là thông qua các hợp đồng sản xuất (sản xuất hoá chất, thuốc tân dược) để sản xuất chất ma tuý. Người phạm tội lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người phạm tội chỉ lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để sản xuất trái phép chất ma tuý.
đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
Nhựa thuốc phiện (Opium) là loại nhựa loãng màu trắng được chiết xuất từ quả thuốc phiện bằng phương pháp thủ công rồi sấy khô, đóng bánh.
Nhựa cần sa (Cannabis resin) là nhựa được chiết xuất từ cây cần sa (lá, thân, vỏ, hoa, quả) bằng phương pháp phơi khô, sau đó ép hoặc chiết xuất. Nhựa cần sa có màu vàng, xám hoặc đen xẫm giống như nhựa thuốc phiện. Nhựa cần sa thường có nồng độ các chất gây nghiện rất cao, có thể gấp 8 đến 10 lần so với cây cần sa chưa ép hoặc chiết xuất thành nhựa. Khi đêm tiêu thụ, người ta thường đóng thành bánh có trọng lượng từ 0,25 đến 1 kilôgam hoặc làm thành viên có đường kính 1cm dến 8cm.
Cao cô ca là một chất kem được chiết xuất từ lá cây cô ca bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng nhất thiết phải bằng phương pháp hoá học như đã trình bày ở phần hành vi khách quan của tội phạm. Kem cô ca là nguyên liệu để sản xuất côcain qua các bước cho phản ứng hoá học.
Trọng lượng nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca là trọng lượng không tính cả bao bì, nhưng phải tính cả trọng lượng mà các cơ quan tiến hành tố tụng gửi đi giám định và trọng lượng mà trong quá trình bảo quản bị hao hụt mất mát. Vì vậy, ngay sau khi thu giữ nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca, cơ quan điều tra phải tiến hành xác định ngay trọng lượng của nó theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
e) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
Heroin là một loại ma túy dạng thuốc phiện được làm từ morphin, một chất tự nhiên được lấy từ vỏ hạt của các loại cây thuốc phiện khác nhau được trồng ở Đông Nam và Tây Nam Á, Mexico và Colombia. Heroin có thể là một chất bột màu trắng hoặc nâu, hoặc một chất dính màu đen được gọi là hắc ín heroin.
Cocain là một loại thuốc kích thích gây nghiện cực mạnh được làm từ lá của cây coca có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Là một loại ma túy đường phố, cocaine trông giống như một loại bột tinh thể mịn, màu trắng.
Methamphetamine là một chất kích thích mạnh, gây nghiện cao, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nó có dạng bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng, dễ dàng hòa tan trong nước hoặc rượu.
Amphetamine là ma túy. là một chất kích thích mạnh mẽ của hệ thần kinh trung ương.
3,4-methylenedioxy-methamphetamine (MDMA) là một loại ma túy tổng hợp có tác dụng thay đổi tâm trạng và nhận thức (nhận thức về các đối tượng và điều kiện xung quanh). Nó tương tự về mặt hóa học với cả chất kích thích và chất gây ảo giác, tạo ra cảm giác tăng cường năng lượng, khoái cảm, cảm xúc ấm áp và nhận thức thời gian và giác quan bị bóp méo.
“Cỏ Mỹ” thực chất là một loại ma túy nguy hiểm hơn cần sa, nhưng lại không nằm trong danh mục các chất ma túy, bởi đây là một loại mới xuất hiện. Theo tài liệu của Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an, “cỏ Mỹ” là các gói thực vật khô, cắt nhỏ, được tẩm một số hoạt chất và có mùi thơm đặc trưng. Hoạt chất chính có trong “cỏ Mỹ” là XLR-11 (còn gọi là 5-fluoro-UR-144). Chất này còn nguy hiểm hơn cả cần sa. “Cỏ Mỹ” khi sử dụng sẽ gây ảo giác mạnh, loạn thần, giãn đồng tử, kích động, căng thẳng, lo lắng, có thể có những tư tưởng cực đoan gây hại cho mình và người khác.
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít;
i) Tái phạm nguy hiểm;
Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Như vậy sản xuất trái phép chất ma túy trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường trước đây họ đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà đã sản xuất trái phép chất ma túy hoặc trước đây họ đã bị kết án về tội sản xuất trái phép chất ma túy, chưa được xóa án tích mà nay lại tiếp tục sản xuất trái phép chất ma túy.
k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.
Việc tính tổng khối lượng, thể tích chất ma túy tại Điểm này được hướng dẫn bởi Nghị định 19/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ .
– Khung hình phạt phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
Trường hợp phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần và việc phạm tội là nguồn sống, nguồn thu nhập chính của họ. Trường hợp phạm tội này thể hiện tính nguy hiểm cao hơn so với những trường hợp phạm tội thông thường. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc xử lí được nêu tại điểm d khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 2015 là nghiêm trị người phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp”.
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít;
e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.
Việc tính tổng khối lượng, thể tích chất ma túy tại Điểm này được hướng dẫn bởi Nghị định 19/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ .
– Khung hình phạt phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.
Việc tính tổng khối lượng, thể tích chất ma túy tại Điểm này được hướng dẫn bởi Nghị định 19/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ .
– Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Tội sản xuất trái phép chất ma túy, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>> Xem thêm: Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải đóng thuế như thế nào – Hãng luật 24h
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần mới nhất – Hãng luật 24H
>> Xem thêm: Các loại thuế phải đóng khi mở công ty năm 2020 – Hãng luật 24H
>> Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy đinh mới nhất – Hãng luật 24H
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"