Tài sản không được kê biên thi hành án dân sự
Tài sản không được kê biên thi hành án dân sự
Tài sản không được kê biên là gì ? Tài sản không được kê biên thi hành án dân sự gồm những gì ? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
Tài sản không được kê biên là tài sản khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án Chấp hành viên phải để lại cho người phải thi hành án.
1. Cơ sở pháp lý :
NGHỊ ĐỊNH 173/2004/NĐ-CP
Luật thi hành án dân sự 2008
Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung 2014
2.Tài sản không được kê biên thi hành án dân sự
Tài sản không được kê biên trong thi hành án dân sự bao gồm những tài sản quy định tại Điều 22 Nghị định 173/2004/NĐ-CP về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
I. Trường hợp người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan thi hành án không kê biên các tài sản sau để thi hành án:
a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; số thuốc men cần dùng cho nhu cầu phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
b) Công cụ lao động thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình như cày, bừa, cuốc, xẻng, xe đạp thồ, xích lô và các công cụ có giá trị không lớn.
Các công cụ lao động có giá trị như xe máy, ô tô, tàu thuyền, máy cày, máy xay xát và các công cụ có giá trị khác thì Chấp hành viên vẫn kê biên, phát mại để thi hành án và trích lại một khoản tiền để người phải thi hành án có thể thay thế bằng một công cụ lao động khác có giá trị thấp hơn;
c) Số quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình theo mức tối thiểu ở từng địa phương như nồi, xoong, bát đĩa, giường, tủ, bàn ghế và các vật dụng thông thường khác có giá trị không lớn. Những đồ dùng sinh hoạt hay tư trang như ti vi, tủ lạnh, máy điều hoà, máy giặt, máy vi tính, nhẫn vàng, giường, tủ và những đồ dùng có giá trị, thì cơ quan thi hành án vẫn kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương.
II. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là tổ chức kinh tế) thuộc mọi thành phần kinh tế, cơ quan thi hành án không được kê biên các tài sản sau để thi hành án:
a) Thuốc men chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca cho người lao động;
b) Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động; phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường;
d) Cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng;
đ) Nguyên – vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là các hoá chất độc hại nguy hiểm hoặc tài sản không được phép lưu hành;
e) Số nguyên – vật liệu bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất khép kín;
g) Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.
III. Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức) hoạt động bằng nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp thì cơ quan thi hành án không kê biên các tài sản do ngân sách nhà nước trực tiếp cấp mà yêu cầu cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thi hành án theo quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự và Điều 4 của Nghị định này.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu hợp pháp khác thì cơ quan thi hành án kê biên các tài sản có nguồn gốc từ nguồn thu đó để thi hành án, trừ các tài sản sau đây:
a) Thuốc men chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ việc ăn giữa ca cho cán bộ, công chức;
b) Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông kinh doanh của cơ quan, tổ chức;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động; phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường;
d) Trụ sở làm việc.
Trên đây là nội dung câu trả lời về những tài sản không được kê biên trong thi hành án dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 173/2004/NĐ-CP.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề nêu trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"