Chuyển công ty có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh lại không?

Chuyển công ty có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh lại không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

I. Cơ sở pháp lý

– Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012

– Thông tư 111/2013/TT-BTC

– Thông tư số 92/2015/TT-BTC

– Nghị định 65/2013/NĐ-CP: hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

II. Giải quyết vấn đề

Chuyển công ty có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh lại không? Các trường hợp phải đăng ký lại giảm trừ gia cảnh để được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động?

Hiện nay việc đi đăng ký thuế với người lao động luôn là khó khăn vì người lao động không biết phải làm thủ tục ở đâu, làm ra sao? Trong quá trình lao động ở trong doanh nghiệp hay lao động ngoài, khi nào người lao động cần phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp? hay cần làm gì để đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bớt phần thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo quy định của pháp luật?

Thấu hiểu phần khó khăn này, đội ngũ chuyên gia pháp lý sẽ phân tích tóm gọn trong bài viết này về việc người lao động đang làm việc tại một công ty ở quận A, sau đó có chuyển sang một công ty khác làm ở quận B, vấn đề pháp lý đặt ra người lao động có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh khi chuyển công ty như vậy không?

Giảm trừ gia cảnh là khoản tiền được trừ trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế.

Khoản giảm trừ gia cảnh là một trong những nội dung quan trọng của Luật Thuế thu nhập cá nhân, quy định cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh sẽ được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân và cho những người phụ thuộc phải nuôi dưỡng. Với việc ban hành quy định về giảm trừ gia cảnh tại luật thuế thu nhập cá nhân đã góp phần quan trọng trong việc áp dụng thống nhất và phù hợp với từng đối tượng chịu thuế. Không những nhà nước ta dễ dàng trong việc quản lý thuế mà người dân cũng được lợi hơn so với việc áp dụng những quy định cũ. Thật vậy, thay vì nộp thuế theo quy định cũ thì hộ kinh doanh và người có thu nhập cao sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc áp dụng luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp lệnh thuế thu nhập cao.

Giảm trừ gia cảnh được quy đinh tại điều 19 của luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 được sửa đổi bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012:

“1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);

b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.”

1. Mức giảm trừ gia cảnh mới nhất:

Theo quy định trên thì giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ kinh doanh của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.

Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC kết hợp với quy định tại Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP việc giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần: giảm trừ cho bản thân với người nộp thuế (09 triệu đồng/tháng; 108 triệu đồng/năm) và giảm trừ cho người phụ thuộc (3,6 triệu đồng/tháng). Số tiền trên được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Đối tượng được tính là người phụ thuộc được chia làm 5 nhóm chính:

+ Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài dã thú con riêng của vợ, con riêng của chồng.

+ Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.

+ Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dưỡng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

+ Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng: Anh ruột, chị tuột, em ruột của người nộp thuế. Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế. Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Trong đó ngoại trừ nhóm đầu tiên gồm con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú chưa thành niên (dưới 18 tuổi) gần như không có bất cứ quy định nào ràng buộc, còn lại những đối tượng khác để được xem là người phụ thuộc đều phải có hồ sơ chứng minh được sự xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

2. Điều kiện cá nhân được xem là người phụ thuộc:

Đối với cá nhân được tính là người phụ thuộc phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không quá 1.000.000 đồng.

– Người khuyết tật, không có khả năng lao động (như mắc các bệnh: AIDS, ung thư giai đoạn cuối, suy thận mãn tính, …).

Các đối tượng người phụ thuộc trên để được giảm trừ gia cảnh thì người nộp thuế phải đăng ký giảm trừ gia cảnh.

Khi đã xác định và đăng ký được xong cho các đối tượng giảm trừ gia cảnh, phát sinh tình huống người lao động muốn chuyển sang công ty khác làm thì vấn đề giảm trừ gia cảnh ở đây được đặt ra, có tiếp tục phải làm giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại công ty mới hay không? Căn cứ theo quy định pháp luật nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

“Điều 9. Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:

1. Giảm trừ gia cảnh

i) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.”

Như vậy theo quy định trên, người nộp thuế nếu nghỉ việc ở công ty đã kê khai người phụ thuộc để đăng ký giảm trừ gia cảnh và chuyển sang công ty khác thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu.

3. Chuyển làm công ty khác có phải đăng ký lại người phụ thuộc không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào công ty, mới ra trường tôi làm ở một công ty 6 tháng, có làm hợp đồng lao động, có đăng ký mã số thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho mẹ tôi. Hết hợp đồng có kinh nghiệm tôi chuyển sang một công ty khác thì tôi có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh lại không?

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp bạn làm cho một công ty được 06 tháng, có hợp đồng lao động, có đăng ký mã số thuế và đăng ký giảm trừ gia cảnh cho mẹ bạn. Hết hợp đồng công ty này bạn chuyển sang một công ty khác, bạn có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh lại cho mẹ bạn ở công ty mới hay không? Căn cứ theo quy định tại  điểm i khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC như trên có phân tích thì: 

Chuyển công ty có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh lại không?
Chuyển công ty có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh lại không?

Các khoản giảm trừ là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau, giảm trừ gia cảnh Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Theo quy định này thì bạn chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh.

Bạn có nói là bạn có thay đổi nơi làm việc thì bạn bạn đăng ký người phụ thuộc theo mẫu để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc như lần đầu đăng ký, như vậy, bạn sẽ được hưởng mức giảm trừ gia cảnh theo quy định.

Do bạn có thu nhập từ hai nơi trở lên, nên bạn không được ủy quyền cho Công ty mới thực hiện quyết toán thay mà thuộc trường hợp khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế, hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

– Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

– Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có).

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Chuyển công ty có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh lại không?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải đóng thuế như thế nào – Hãng luật 24h

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần mới nhất – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Các loại thuế phải đóng khi mở công ty năm 2020 – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy đinh mới nhất – Hãng luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Đống Đa

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Đống Đa. Bạn đang gặp khó khăn tr...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, vớ...

Xem thêm

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Hà Đông

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Hà Đông. Bạn đang gặp khó khăn trong việc t...

Xem thêm

Thành lập Công ty tại Quận Hà Đông

Thành lập Công ty tại Quận Hà Đông. Bạn đang gặp khó khăn trong việc thành lập Công ty?...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Đống Đa

Trình tự, thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Đống Đa, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, ...

Xem thêm

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Ba Đình

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Ba Đình . Bạn đang gặp khó khăn trong việc ...

Xem thêm

Thành lập Công ty tại Quận Ba Đình

Thành lập Công ty tại Quận Ba Đình. Bạn đang gặp khó khăn trong việc thành lập Công ty?...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quận Ba Đình

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quận Ba Đình. Bạn đang gặp khó khăn trong việ...

Xem thêm

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Ba Đình

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Ba Đình. Bạn đang gặp khó khăn tr...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574