Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm những gì? Vai trò Viện kiểm sát trong thủ tục tố tụng dân sự? , luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
1. Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Về vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong Tố tụng dân sự:
Dựa theo Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
– Viện kiểm soát là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự
– Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là người tiến hành tố tụng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên, kiểm tra viên:
– Dựa theo Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nhiệm vụ quyền hạn của kiểm sát viên như sau:
Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;
2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự;
3. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này;
4. Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này;
5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án;
6. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
7. Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật;
8. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ
Dựa theo Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Khi được phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
2. Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát;
3. Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
luật này.
2.2. Về sự tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự của Viện kiểm sát nhân dân
Điều 21 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự:
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”.
Như vậy, Ngoài các trường hợp được liệt kê tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm, phiên tòa sơ thẩm, bổ sung thêm trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng
– So với quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tại Điều 207, Điều 266 quy định việc có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm là bắt buộc, nếu vắng sẽ hoãn phiên tòa; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có sự thay đổi: Quy định đối với trường hợp Kiểm sát viên được Viện trưởng phân công tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm hoặc phiên tòa, phiên họp phúc thẩm mà vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm (Khoản 1 Điều 232, khoản 1 Điều 296, khoản 1 Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
→ Quy định này nhằm bảo đảm cho việc xét xử, giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, kịp thời, đề cao trách nhiệm của Kiểm sát viên và của Viện kiểm sát
– Khoản 3 Điều 305 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về trình tự tranh luận đối với kháng nghị tại phiên tòa phúc thẩm có điểm mới như sau: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Sau đó kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
2.3. Về việc phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự
– Tại phiên tòa sơ thẩm: Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án“.
Như vậy, kiểm sát viên không chỉ phát biểu về việc chấp hành pháp luật tố tụng của thẩm phán, hội đồng xét xử như trước đây mà còn phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.
– Tại phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự: Điểu g khoản 1 Điều 369 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự“
– Tại các điều 262, 306, khoản 3 Điều 341, điểm g khoản 1 Điều 369, điểm c khoản 1 Điều 375 quy định: Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải gửi bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ việc. Đây là điểm cần chú ý trong thực hiện công tác kiểm sát.
2.4. Về thẩm quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát
– Tại khoản 6 điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm”.
– Đồng thời, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bổ sung quy định Kiểm sát viên khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn “Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này” (khoản 3 Điều 58);
Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (trong đó có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao) có quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết.
2.5. Về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
– Dựa theo Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
– Dựa theo Điều 354 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như sau:
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bao gồm:
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự, đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo websitehttps://luat24h.netđể nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.