Các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng dân sự

Các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng dân sự. Hoạt động tố tụng dân sự bao gồm những nguyên tắc nào? Công ty Cổ phần theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp lý 

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Hiến pháp 2013

2. Giải quyết vấn đề

Khái niệm: Là những tư tưởng pháp lí chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố
tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự.

Các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng dân sự
Các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng dân sự

• Một số các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam:
Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4);

Quyền tự định đoạt của đương sự (Điều 5); 
Chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6);
Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 9);
Trách nhiệm hòa giải của Tòa án (Điều 10);
Tòa án xét xử tập thể (Điều 14);
Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 15);
Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự (Điều 16);
Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (Điều 17);

Bảo đảm quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự (Điều 25).

 2.1. Nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Quyền và lợi ích của các chủ thể vừa là mục đích, vừa là động cơ thúc đẩy các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự, Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể. Khi quyền và lợi ích của các chủ thể bị xâm phạm thì pháp luật ghi nhận cho các chủ thể có thể khởi kiện hoặc yêu cầu tòa án xét xử buộc người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại hoặc công nhận hay không công nhận về một sự kiện pháp lý. Nguyên tắc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là nguyên tắc đặc thù của Bộ luật tố tụng dân sự. Vì nội dung của nguyên tắc này xác định các chủ thể theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, bảo vệ lợi ích của nhà nước và lợi ích công cộng. Cụ thể theo Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

+ Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc có tranh chấp có quyền khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có quyền yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;

+ Cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác: đó là cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi quyền hạn của mình có quyền khởi kiện, yêu cầu giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình trong trường hợp luật Hôn nhân và gia đình quy  định của luật khi không có ai khởi kiện. Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định. Tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Ví dụ: cơ quan tài nguyên và môi trường có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễm môi trường công cộng. Cơ quan văn hóa có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi xâm phạm di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;

+ Tòa án có nhiệm vụ xem xét, giải quyết các yêu cầu của đương sự theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp của họ.

+ Cơ quan,

+ Trong các hoạt động tố tụng, Tòa án, VKS và các chủ thể khác phải tôn trọng và không được hạn chế việc yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án có trách nhiệm xem xét giải quyết các yêu cầu của đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ,

+ Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật quy định.

2.2. Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Trong trường hợp đương sự đã khởi kiện, yêu cầu tòa  giải quyết các vụ việc dân sự thì đương sự có quyền rút đơn khởi kiện, đơn về cầu tại các thời điểm khác nhau của quá trình tố tụng dân sự, trừ trường hợp có luật định khác. Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết vụ việc dân sự hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác khởi kiện hoặc có yêu cầu. Đương sự có quyền quyết định trong việc thực hiện các hành vi tố tụng sau khi tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự như: Đương sự có quyền đưa ra các yêu cầu , có quyền thay đổi bổ sung yêu cầu hoặc rút yêu cầu. Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự. Đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự một cách tự nguyện, không trái với đạo đức xã hội. Ngoài ra, đương sự có quyền quyết định việc kháng cáo hoặc không kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm, đồng thời có quyền thay đổi bổ sung kháng cáo hoặc rút kháng cáo.

2.3. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

Chứng minh là hoạt động tố tụng cơ bản trong tố tụng dân sự, mang tính chất quyết định đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự làm cơ sở cho Tòa án giải quyết vụ việc dân sự được chính xác và đúng pháp luật. Chứng minh trong Tố tụng dân sự không chỉ có ý nghĩa đối với Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự mà còn có ý nghĩa đối với các đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định tại Điều 6 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thi nguyên tắc này có các nội dung cơ bản sau đây:

+ Đương sự đưa ra yêu cầu hay đưa ra ý kiến bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người khác với mình thì đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu hay ý kiến bác bỏ yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp;

+ Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ như yêu cầu của họ không được chấp nhận hoặc chỉ được chấp nhận một phần

+ Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì cũng có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

+ Tòa án giúp đương sự thực hiện xác minh, thu thập chứng cứ trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu trừ trường hợp Tòa án có thể tự mình tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ.

2.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 9 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Việc thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện cho các đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ | tố tụng qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, việc thực hiện đúng nguyên tắc này còn tạo điều kiện cho Tòa án xét xử khách quan, đúng pháp luật. Nguyên tắc này có những nội dung cơ bản sau đây:

+ Đương sự có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng cách tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ trước tòa án, như quyền đưa ra các yêu cầu, cung cấp chứng cứ, yêu cầu Tòa án tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ…;

+ Đương sự có thể ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thay mặt mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện người bảo vệ quyền lợi của mình trước tòa án;

+ Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện được việc bảo vệ quyền và lợi ích trong tụng bằng việc bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành xâm phạm quyền bảo vệ của đương sự,

+ Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

+ Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự trước Tòa án.

2.5. Nguyên tắc hòa giải trong Tố tụng dân sự

Hòa giải là một trong các nội dung của quyền tự định đoạt của đương sự, theo đó các đương sự có quyền thỏa thuận, thương lượng với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự. Hòa giải là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp có rất nhiều ưu điểm:

+ Tòa án có thể giải quyết nhanh chóng vụ án dân sự mà không cần mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nếu hòa giải thành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

+ Đỡ tốn kém thời gian, tiền bạc của nhà nước và của các đương sự.

+ Đồng thời khắc phục được mâu thuẫn, bất đồng và các hậu quả khác do tranh chấp gây ra.

Hòa giải thành giữa các đương sự còn giúp cho việc thi hành án được thuận lợi, các đương sự sẽ tự nguyện thi hành án mà không cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Do đó, trách nhiệm hòa giải của Tòa án trong tố tụng dân sự được quy định là một nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự và được quy định tại Điều 10 – Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Đây là nguyên tắc đặc trưng của Luật tố tụng dân sự Việt Nam mà các ngành luật hình thức khác như tố tụng hình sự và tố tụng hành chính đều không có. Sở dĩ có sự khác nhau này là bởi vì:

– Trong Tố tụng hình sự, mối quan hệ cần giải quyết là mối quan hệ giữa nhà nước và người thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, bị can, bị cáo không có quyền thỏa thuận với nhà nước về việc họ phạm tội gì, mức hình phạt là như thế nào? Mà tất cả là những vấn đề này đều được các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết.

– Trong Tố tụng hành chính, mối quan hệ giải quyết là tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức với các cơ quan nhà nước về các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan nhà nước nên giữa các đương sự luôn tồn tại mối quan hệ bất bình đẳng. Do đó, các đương sự trong tố tụng hành chính cũng không có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hành chính.

– Còn trong tố tụng dân sự, việc giải quyết vụ án dân sự là giải quyết quyền và nghĩa vụ của các đương sự nên các đương sự có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc này có những nội dung cơ bản sau đây:

+ Tòa án có trách nhiệm hòa giải, để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết các vấn đề của vụ việc dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định không hòa giải được hoặc không được hòa giải;

+ Việc hòa giải tiến hành theo quy định của pháp luật và trên cơ sở sự tự nguyện của đương sự, không bên nào được ép buộc bên nào, Tòa án cũng không được áp đặt ý chí của mình cho đương sự buộc họ phải thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự;

+ Hòa giải là một hoạt động bắt buộc của Tòa án được tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm. Còn ở các giai đoạn sau của quá trình tố tụng như tại phiên tòa sơ thẩm, giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án không có trách nhiệm phải hòa giải. Tuy nhiên, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

+ Trường hợp đương sự thỏa thuận được việc giải quyết vụ án và sự thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay, nó không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2.6. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể

Việc ghi nhận nguyên tắc này trong tố tụng dân sự có ý nghĩa bảo đảm việc xét xử của tòa án được thận trọng khách quan và đúng đắn, hạn chế tối đa việc giải quyết mang tính. Nội dung của nguyên tắc: Tòa án nhân dân xét xử tập thể và theo đa số, trừ trường hợp xét theo thủ tục chủ quan, rút gọn. Xét xử các vụ án dân sự bằng một hội đồng xét xử gồm nhiều thành viên. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 3 thành viên ( một thẩm phán, 2 hội thẩm) hoặc 5 thành viên (2 thẩm phán, 3 hội thẩm); hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán; gồm 3 thẩm phán hoặc gồm các thành viên của ủy ban thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Khi phát biểu ý kiến và biểu quyết các thành viên của hội đồng xét xử đều phải phát biểu ý kiến và biểu quyết từng vấn đề của vụ việc dân sự. Quyết định về giải quyết một vấn đề của vụ việc trên cơ sở ý kiến biểu quyết nhất trí của đa số các thành viên của  hội đồng xét xử. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình ý kiến của mình bằng văn bản và đưa vào hồ sơ.

2.7. Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

Điều 15. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai;

1. Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn do Bộ luật này quy định, bảo đảm công bằng.

2. Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần. mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín.

Ý nghĩa: Phát huy được tính dân chủ trong tố tụng dân sự, tạo điều kiện cho mọi người có thể tham dự phiên tòa để giám sát các hoạt động của cơ quan THTT, người tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án dân sự của Toà án được đúng đắn, khách quan.

Nội dung chính: – Phiên toà xét xử của Toà án được tiến hành một cách kịp thời, công bằng, công khai, mọi người đạt độ tuổi nhất định (từ 16 trở lên) có quyền tham dự phiên tòa xét xử. Những người tham dự phiên tòa có quyền sử dụng các phương tiện để ghi âm, ghi hình, chụp ảnh…khi việc sử dụng này không làm ảnh hưởng đến việc xét xử và phải được thẩm phán chủ tọa phiên tòa đồng. Việc xét xử kín chỉ được tiến hành trong trường hợp đặc biệt. Đó là trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước; trường hợp cần giữ thuần phong mỹ tục của độc; trường hợp cần giữ bí mật kinh doanh; giữ gìn bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án mới xét xử kín. Dù phiên tòa được tiến hành xét xử kín, nhưng bản án và quyết định của phiên toà đó cũng phải được tuyển công khai.

2.8. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong Tố tụng dân sự

Điều 16. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự:

– Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Ý nghĩa: Đảm bảo việc giải quyết các vụ việc dân sự của TA được đúng đắn, khách quan, không bị thiên lệch hoặc có định kiến với một trong các bên đương sự.

Nội dung: Những người tham gia tố tụng hoặc những người tham gia tố tụng trợ giúp TA giải quyết vụ việc dân sự (người phiên dịch, người giám định) không được tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng khi có lý do xác đáng cho rằng họ không vô tư khách quan trong việc người tham gia tố tụng hoặc tham gia tố tụng. Khi có đủ căn cứ thì họ phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi. Trường hợp những người người tham gia tố tụng, người giám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi mà vẫn tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì đó sẽ là căn cứ để tòa án cấp trên hủy quyết định, bản án của tòa án cấp dưới.

2.9. Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

Mục đích: Tránh tình trạng mọi người hiểu rằng một vụ án dân sự khi đưa ra xét xử thì cũng đều phải xét xử qua 2 cấp.

Cơ sở : Hiến pháp 2013, Luật tổ chức tòa án nhân dân, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tại điều 17 

Nội dung: Việc xét xử vụ án dân sự được thực hiện qua 2 cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ. Việc xét xử vụ án dân sự được thực hiện qua 2 cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Ý nghĩa của nguyên tắc: Đảm bảo được quyền và lợi ích của các đương sự trước tòa tạo niềm tin cho nhân dân, đảm bảo các bản án, quyết định trước khi có hiệu lực pháp luật và đem ra thi hành là những bản án quyết định chính xác và đúng pháp luật, giúp cho tòa án cấp trên kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai lầm thiếu xót của tòa án cấp dưới => Bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa.

Thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật: Độc lập theo cách hiểu chung nhất là các chủ thể tự mình tồn tại, hoạt động không lệ thuộc, nương tựa vào ai, vào bất cứ cái gì, “chỉ tuân theo pháp luật”, đó là một cụm từ chỉ phạm vi được hạn định cho Hội đồng xét xử. Nghĩa là ngoài pháp luật ra họ không được tuân theo một cái gì hoặc một ai khác. Họ không phải chịu bất kỳ một sự can thiệp nào từ bên ngoài.

Cơ sở: Hiến pháp 2013, Luật tổ chức tòa án nhân dân, Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Điều 12. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, việc giải quyết việc dân sự của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào.

Nội dung:  Thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập với nhau không bị chi phối bởi ý kiến của nhau, thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập với các cơ quan nhà nước khác cũng như bất kì cá nhân tổ chức nào. Thẩm phán hội thẩm nhân dân với những người trong tòa án hoặc những người tham gia gia tố tụng, thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải tôn trọng và áp dụng đúng các quy định của pháp luật trừ trường hợp áp dụng tập quán và tương tự pháp luật nhưng phải đảm bảo nguy tắc chung được luật quy định

Ý nghĩa: Đảm bảo tính đúng đắn khách quan của vụ án.

2.10. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử

Cơ sở của nguyên tắc: Hiến pháp 2013, Luật tổ chức tòa án nhân dân Lần đầu tiên nguyên tắc này được ghi nhận ở điều 23a của bộ luật 2004 ( sửa đổi bổ sung 2011), Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung của nguyên tắc: Trong tố tụng dân sự các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự Tòa án có trách nhiệm bảo đảm để các bên đương sự , người bảo vệ quyền lợi ích của các đương sự thực hiện quyền tranh luận Tòa án điều hành việc tranh tụng, mọi chứng cứ tài liệu phải được xem xét một cách đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định của khoản 2 điều 109 bộ luật này.

Ý nghĩa: Đảm bảo dân chủ trong, tạo điều kiện tốt nhất cho các đương sự bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng dân sự, bao gồm:

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự, đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần mới nhất – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Các loại thuế phải đóng khi mở công ty năm 2020 – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy đinh mới nhất – Hãng luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng ...

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính theo quy đị...

Xem thêm

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi?

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi? theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo...

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo có nơi và vài nơi có...

Xem thêm

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng?

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng theo quy định mới nhấ...

Xem thêm

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định mới nhất, luật 24H...

Xem thêm

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu theo quy định mới ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574