Quy định về khiếu nại tố cáo trong luật tố tụng dân sự?
Quy định về khiếu nại tố cáo trong luật tố tụng dân sự?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến dân sự, hôn nhân và gia đình trong pháp luật với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Hiến pháp năm 2013
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Giải quyết vấn đề
1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo trong luật tố tụng dân sự?
1.1. Khái niệm khiếu nại trong tố tụng dân sự
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, thể hiện quyền tự do dân chủ của công dân. Theo Điều 30 Hiến pháp năm 2013 thì:
“Mọi người có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” và “cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo; người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật” .
Cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp năm 2013, Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại… những hành vì, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự”.
Việc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền này được gọi là khiếu nại trong tố tụng dân sự.
Khiếu nại trong tố tụng dân sự là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thủ tục do luật định đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại hành vi, quyết định tố tụng dân sự khi có căn cứ cho răng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.2. Khái niệm tố cáo trong luật tố tụng dân sự
Bất kỳ công dân nào, khi phát hiện hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền tố cáo với cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để có biện pháp xử lí kịp thời.
Cụ thể hóa quy định trên trong tố tụng dân sự, Điều 25 và Điều 509 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“… cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự…”, “cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vì vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Việc cá nhân thực hiện quyền này được gọi là tố cáo trong tố tụng dân sự.
Tổ cáo trong tố tụng dân sự là hoạt động của cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dân sự gây thiệt hại hoặc đe gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
2. Quy định về khiếu nại tố cáo trong luật tố tụng dân sự?
2.1. Quy định về khiếu nại trong luật tố tụng dân sự
– Thời hiệu khiếu nại
Việc giải quyết khiếu nại nói chung và việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng nói riêng phải được thực hiện nhanh chóng và kịp thời. Để đáp ứng yêu cầu này, Điều 502 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định thời hạn để người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại, nếu hết thời hạn này mà người khiếu nại không thực hiện việc khiếu nại thì không còn quyền khiếu nại. Thẹo đó, thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền khiếu nại của người khiếu nại trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khiếu nại.
– Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Về nguyên tắc, các cơ quan nhà nước, người lãnh đạo các cơ quan nhà nước đều phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi, hoạt động công vụ do cán bộ, công chức của cơ quan mình và cấp dưới thực hiện. Vì vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự được xác định như sau:
+ Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng dân sự của nhân viên thuộc cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết;
+ Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng dân sự của thù trưởng cơ quan nào thì do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết.
Trên cơ sở các nguyên tắc trên thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong những trường họp cụ thể được xác định như sau:
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của thẩm phán, phó chánh án, thẩm tra viên, thư ký tòa án, hội thẩm nhân dân do chánh án tòa án đang giải quyết vụ việc có thẩm quyền giải quyết.
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của chánh án tòa án do chánh án tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết.
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, kiểm tra viên do viện trưởng viện kiểm sát giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của viện trưởng viện kiểm sát do viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.
+ Khiếu nại về hành vi trong tố tụng dân sự của người giám định do người đứng đầu tổ chức giám định trực tiếp quản lí người giám định giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại với người đứng đầu cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp của tổ chức giám định. Quyết định của người đứng đầu cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.
– Thủ tục giải quyết khiếu nại
+ Người khiếu nại phải thực hiện việc khiếu nại bằng đơn gửi cho người cọ thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lí do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
+ Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nghiên cứu đơn khiếu nại và các tài liệu do người khiếu nại cung cấp. Việc nghiên cứu đơn cần phải xác định, làm rõ được yêu cầu của người khiếu nại; phạm vi khiếu nại; căn cứ khiếu nại; nội dung các tài liệu, chứng cứ được gửi kèm theo đơn khiếu nại…
+ Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp xúc với người khiếu nại. Thông qua việc tiếp xúc với người khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ hiểu rõ hơn mong muốn, yêu cầu của người khiếu nại mà nhiều khi trong đơn họ không trình bày đầy đủ.
+ Sau khi xác định được thẩm quyền của mình hoặc cơ quan mình đối với việc giải quyết khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lí việc khiếu nại. Theo quy định tại Điều 505 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa án, viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lí để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết, trường hợp không thụ lí cũng phải nêu rõ. Trường hợp cần thiết đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại. Do đó, trong thời hạn này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự phải xem xét đơn khiếu nại để quyết định việc thụ lí khiếu nại hay không và báo cho người khiếu nại biết.
+ Tiến hành thẩm tra xác minh để giải quyết khiếu nại. Khiếu nại được giải quyết đúng pháp luật hay không phụ thuộc vào việc thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ hay không. Khi xác minh cần khách quan trung thực đảm bảo tính xác thực của chứng cứ, tài liệu. Cần phân tích tổng hợp kỹ lưỡng để đi đến đánh giá các thông tin thu được từ đó có kết luận từng vấn đề.
+ Sau khi đã xác minh được các vấn đề liên quan đến khiếu nại và đã đủ căn cứ để giải quyết khiếu nại thì người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau: ngày tháng năm ra quyết định giải quyết khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại và nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại của chánh án thì phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp.
– Khiếu nại đồi với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
+ Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Đơn khiếu nại lần hai phải ghi rõ ngày tháng năm làm đơn; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung; lí do khiếu nại; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại, kèm theo đơn là bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu cần thiết.
+ Tương tự như giải quyết khiếu nại lần đầu, người có thẩm quyền thụ lí, giải quyết khiếu nại lần hai và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành. Quyết định này phải được gửi ngay cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức có liên quan. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của chánh án tòa án thì quyết định phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp.
– Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền phải được mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan có nghĩa vụ chấp hành phải nghiêm chỉnh chấp hành, nếu không sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật; người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2.2. Quy định về tố cáo trong luật tố tụng dân sự
– Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
+ Nguyên tắc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Trong trường hợp người bị tố cáo là chánh án, phó chánh án tòa án, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát thì chánh án tòa án cấp trên trực tiếp, viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có ách nhiệm giải quyết.
+ Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 02 tháng kể từ ngày thụ lí; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tổ cáo có thể dài hơn nhưng không quá 03 tháng (Điều 512 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
– Thủ tục giải quyết tố cáo
Điều 513 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Theo đó phải chú ý những vấn đề sau:
+ Khi thực hiện quyền tố cáo, người tố cáo phải làm đơn tố cáo. Trong đơn tố cáo phải nêu rõ họ tên, địa chì của người tố cáo, nội dung việc tố cáo. Đơn tố cáo được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp người tố cáo trực tiếp đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo để tố cáo thì người có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo của các cơ quan, tổ chức đó phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên và địa chỉ của người tố cáo. Khi cần thiết có thể ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải được người tố cáo đọc lại hoặc nghe lại và có chữ ký xác nhận của người tố cáo. Khi tiếp nhận các thông tin, tài liệu do người tố cáo, người bị tố cáo hoặc do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thì người giải quyết tố cáo phải làm giấy biên nhận và có chữ ký của người tiếp nhận và người cung cấp.
Việc giải quyết tố cáo phải đảm bảo khách quan, chính xác và có hiệu quả đồng thời cũng phải hạn chế việc tố cáo tràn lan, lợi dụng tổ cáo để vu khống người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Vì vậy, không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký.
+ Sau khi đã tiếp nhận đơn tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải tiến hành xác minh nội dung tố cáo bằng việc thu thập các chứng cứ để chứng minh tính đúng sai của nội dung tố cáo. Việc thu thập chứng cứ, tài liệu trong quá trình xác minh phải được lập thành văn bản và lưu vào hồ sơ giải quyết tố cáo.
+ Trên cơ sở kết quả xác minh về nội dung tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải kết luận và xử lí kịp thời. Trường hợp người bị tố cáo không có hành vi vi phạm pháp luật phải có kết luận và thông báo bằng ván bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lí người bị tố cáo biết. Trường hợp người bị tố cáo có hành vi phạm pháp luật thì kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí. Trưởng hợp hành vi bị tế cáo có dấu hiệu phạm tội thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quy định về khiếu nại tố cáo trong luật tố tụng dân sự?, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Quy định về khiếu nại tố cáo trong luật tố tụng dân sự?
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"