Điểm mới về chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015?

Điểm mới về chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Bộ luật Tố tụng dân sự 2004

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Giải quyết vấn đề

Xuất phát từ mô hình tố tụng của nước ta là xét hỏi kết hợp với tranh tụng, trong đó phạm vi tranh tụng bắt đầu từ khi nộp đơn khởi kiện đến khi giải quyết xong vụ án. Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi trách nhiệm của đương sự trong việc đưa ra tài liệu chứng cứ và ở mức độ nào đó Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thu thập tài liệu chứng cứ, để đảm bảo cho việc tranh tụng. Cho nên, so với Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có những sửa đổi bổ sung căn bản về chế định này.

Thứ nhất: Về nghĩa vụ chứng minh. Trước đây Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về người yêu cầu. Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 kế thừa quy định trên, nghĩa là nghĩa vụ chứng minh thuộc về người yêu cầu. Nguyên đơn khởi kiện thì phải chứng minh yêu cầu đó có căn cứ và hợp pháp; bị đơn phản đối yêu cầu thì phải chứng minh phản đối của mình có căn cứ; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì phải chứng minh yêu cầu của mình. Nếu không chứng minh được thì họ phải chịu trách nhiệm.

Nhưng trên thực tế có những người yếu thế, họ không thể chứng minh được yêu cầu của mình. Cho nên, để bảo vệ người yếu thế, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định một số trường hợp đặc thù thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người bị yêu cầu, cụ thể:

Nguyên đơn khởi kiện trong trường hợp bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, thì nguyên đơn không phải chứng minh phần lỗi đối với người tiêu dùng mà trường hợp này được quy định ở Điều 42 Luật bảo vệ người tiêu dùng, Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại.

Đối với người lao động khi tranh chấp những vụ án lao động, mà những tài liệu để giải quyết tranh chấp lao động lại nằm ở tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, không phải do người lao động nắm giữ. Trường hợp này người lao động có quyền yêu cầu tòa án, yêu cầu người sử dụng lao động phải chứng minh việc đó. Đặc biệt đối với trường hợp mà việc sa thải, đơn phương đình chỉ hợp đồng thì Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về trách nhiệm của người sử dụng lao động, không phải trách nhiệm của người lao động.

Điểm mới về chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015?
Điểm mới về chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015?

Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự cũng quy định trong trường hợp để đảm bảo cho việc tố tụng là tranh tụng thì trách nhiệm chứng minh là của đương sự, nếu đương sự không chứng minh được, không cung cấp đủ tài liệu chứng cứ chứng minh, thì Tòa án thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh đến đâu, sẽ giải quyết đến đó. Nếu đương sự không chứng minh được sẽ không bảo vệ được quyền của mình.

Thứ hai: Về nguồn chứng cứ xác định chứng cứ: Trên cơ sở kế thừa Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định 10 nguồn của chứng cứ, trong đó bổ sung thêm các nguồn: Dữ liệu điện tử; văn bản ghi nhận sự kiện pháp lý do người có chức năng lập; văn bản công chứng, chứng thực. Tương ứng Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cách xác định tài liệu trên là chứng cứ. Thứ nhất: Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Thứ 2: Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Ví dụ như vi bằng của Thừa phát lại, được xem là chứng cứ vì Quốc hội cho thành lập tổ chức Thừa phát lại, cho nên khi Thừa phát lại lập vi bằng để xác lập một sự kiện pháp lý nào, hành vi pháp lý nào thì hành vi pháp lý đó cũng là 1 văn bản, một tài liệu về chứng cứ của vụ án. Thứ ba: Đối với văn bản có công chứng, chứng thực là chứng cứ của vụ án, nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Thứ ba : Về giao nộp chứng cứ: Xuất phát từ mô hình tố tụng xét hỏi kết hợp với tranh tụng, trong đó có yêu cầu đảm bảo giải quyết vụ án đúng sự thật khách quan, đúng bản chất. Do vậy, đặt ra việc giao nộp chứng cứ phải đầy đủ, chặt chẽ. Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đương sự có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án, quy trình giao nộp chứng cứ phải lập biên bản. Thời hạn giao nộp chứng cứ cũng được Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định chặt chẽ hơn: phải giao nộp chứng cứ ở trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Trách nhiệm của thẩm phán không phải chứng cứ đương sự cung cấp đến đâu giải quyết đến đấy, như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đương sự có nghĩa vụ giao nộp tài liệu chứng cứ, còn thẩm phán có trách nhiệm xem xét, nếu thấy tài liệu chứng cứ mà đương sự giao nộp chưa đủ thì thẩm phán phải có trách nhiệm yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ. Nếu đã yêu cầu mà đương sự không cung cấp tài liệu chứng cứ thì thuộc trách nhiệm của đương sự. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rõ đối với trường hợp mà tòa án đã yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu chứng cứ, nhưng đương sự chưa cung cấp. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, đương sự muốn cung cấp tài liệu chứng cứ này thì phải nói rõ lý do vì sao trước đây không cung cấp được. Tòa chỉ chấp nhận khi nào có lý do chính đáng, để tránh trường hợp nhằm kéo dài vụ án, gây khó khăn cho việc giải quyết. Còn đối với những chứng cứ nào mà tòa án chưa yêu cầu đương sự cung cấp thì Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đương sự có quyền giao nộp tại phiên tòa cũng như trong các giai đoạn tố tụng khác. Một điểm mới nữa đảm bảo các chứng cứ được công khai để thực hiện việc tranh tụng, thì trong trong trường hợp đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ, thì đương sự phải giao bản sao cho các đương sự khác. Liên quan đến quy định này, tại Điều 208, 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án phải mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Một trong các nội dung của phiên họp để kiểm tra việc các đương sự có gửi tài liệu, chứng cứ cho nhau hay không. Tránh trường hợp tuy luật quy định nghĩa vụ, nhưng đương sự không thực hiện thì tại phiên họp đương sự được tiếp cận các tài liệu chứng cứ để chuẩn bị cho việc tranh tụng.

Thứ tư: Về thu thập chứng cứ. Thu thập chứng cứ trước đây Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chưa quy định rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân thu thập tài liệu chứng cứ bằng các biện pháp nào. Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cá nhân, cơ quan, tố chức có quyền thu thập các tài liệu, chứng cứ. Hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ có thể được tiến hành trước khi khởi kiện để đảm bảo chuẩn bị cho việc khởi kiện. Các biện pháp các tổ chức, cá nhân thu thập tài liệu, chứng cứ: Thập các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; đề xuất đưa ra những người làm chứng và xác lập lời khai của những người làm chứng; yêu cầu Uỷ ban nhân dân địa phương xác nhận chữ ký của người làm chứng cũng như có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ các tài liệu cho sao chép các tài liệu đó; Đương sự có quyền yêu cầu tòa án thu thập tài liệu chứng cứ trong trường hợp đương sự không thu thập được; có quyền yêu cầu tòa án định giá, thẩm định tại chỗ. Để xác lập quyền này làm cơ sở có điều kiện thực hiện tranh tụng. Đồng thời xuất phát từ mô hình tố tụng xét hỏi kết hợp với tranh tụng, cho nên vai trò của người tiến hành tố tụng không chỉ giới hạn ở việc chỉ giải quyết trong phạm vi chứng cứ do đương sự cung cấp. Mà trách nhiệm của người tiến hành tố tụng đặc biệt là của thẩm phán, trong quá trình giải quyết vụ án phải thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án được khách quan toàn diện, thông qua các biện pháp như: lấy lời khai đương sự, lấy lời khai người làm chứng, đối chất, thẩm định tại chỗ, giám định, định giá tài sản… Bộ luật TTDS 2015 cũng quy định rất cụ thể, trường hợp nào lấy lời khai, trường hợp nào đối chất … ví dụ thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai khi nào đương sự đã trình bày mà có điểm chưa rõ. Quy định nghĩa vụ của thẩm phán trong 3 ngày làm việc kể từ khi thu thập tài liệu, chứng cứ, phải thông báo về tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự. Điều 97 thể hiện được 2 yêu cầu: yêu cầu thứ nhất trong tranh tụng là đương sự có quyền thu thập chứng cứ để cung cấp cho Tòa án; yêu cầu thứ hai là xác định trách nhiệm vai trò của Tòa án, của thẩm phán trong việc thu thập tài liệu chứng cứ theo luật định.

Về việc thu thập tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát: Kế thừa quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, khoản 6 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để đảm bảo thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Như vậy, ngoài trường hợp trên, Viện kiểm sát không có quyền thu thập tài liệu chứng cứ. Các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 mở rộng hơn so với Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, không chỉ giới hạn ở biện pháp “Yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng” như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Mà Viện kiểm sát được áp dụng đầy đủ các biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ.

Thứ năm: Về đánh giá chứng cứ. Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 tiếp tục kế thừa quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, khẳng định Tòa án là chủ thể có nghĩa vụ đánh giá chứng cứ. Nhưng thay từ “Khẳng định giá trị pháp lý của chứng cứ” bằng từ “Khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ” cho rõ ràng hơn.

Ngoài ra, về chứng cứ và chứng minh Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 còn sửa đổi, bổ sung nhiều quy định khác như: trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong việc thực hiện những biện pháp thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm việc thu thập chứng cứ được nhanh chóng, thuận lợi hơn, khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn; sửa đổi, bổ sung quy định về trưng cầu giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản để phù hợp với Luật giám định tư pháp, Luật giá đồng thời khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện hành về thẩm định giá, định giá tài sản.

Điểm mới về chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015?
Điểm mới về chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015?

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến điểm mới về chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015?

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng ...

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính theo quy đị...

Xem thêm

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi?

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi? theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo...

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo có nơi và vài nơi có...

Xem thêm

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng?

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng theo quy định mới nhấ...

Xem thêm

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định mới nhất, luật 24H...

Xem thêm

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu theo quy định mới ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574