Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân?

Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân. luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Nghị định 159/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-TTCP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Tổng Thanh tra Chính phủ – Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Giải quyết vấn đề

Nhiệm vụ và quyền hạn

Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;

b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;

c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra của sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra sở) Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố thuộc tỉnh.

2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, văn bản hành chính về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch thanh tra hằng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật;

c) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc Sở) trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở.

6. Về thanh tra:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở;

b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh;

đ) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố khi cần thiết.

e) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

g) Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a) Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định;

b) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh;

c) Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh khi được giao;

d) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Giám đốc sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết lại theo quy định;

đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

e) Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

8. Về phòng, chống tham nhũng:

a) Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;

c) Tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi tỉnh; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ;

d) Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

9. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.

11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

12. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.

13. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, công chức, thực hiện các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

14. Phối hợp với Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Thanh tra; tham gia ý kiến thỏa thuận về việc điều động, luân chuyển Thanh tra viên thuộc Thanh tra sở, Thanh tra huyện, thành phố.

15. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân
Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân

Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế

1. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh:

a) Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra.

b) Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh.

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Việc miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

c) Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.

Việc miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.

d) Việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Chánh Thanh tra tỉnh và Phó Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ chức được thành lập thuộc Thanh tra tỉnh gồm:

a) Văn phòng

Văn phòng có chức năng tham mưu giúp Chánh Thanh tra tỉnh về công tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ, tài chính, quản trị, phục vụ đảm bảo các hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh, công tác tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng, pháp chế, tiếp dân.

b) Các Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Các Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực và địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi được phân công phụ trách, gồm:

– Phòng Nghiệp vụ I;

– Phòng Nghiệp vụ II;

– Phòng Nghiệp vụ III.

c) Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng

Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng có chức năng giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng.

d) Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra

Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra có chức năng giúp Chánh Thanh tra tỉnh giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra do đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh soạn thảo; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Chánh Thanh tra tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng và các Phòng Nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh theo đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

4. Biên chế

– Biên chế công chức của Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao.

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến: Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến: Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân?.

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức trong quản...

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức trong quản lý hành chính được q...

Xem thêm

Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi vi phạm cái gì?

Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi vi phạm cái gì? Đảng viên vi phạm kỷ luật đảng khi v...

Xem thêm

Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hoạt động hành chính nhà nước.

Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hoạt động hành chính nhà nước. Hoạt động kiểm tra c...

Xem thêm

Phân loại các quyết định hành chính nhà nước

Phân loại các quyết định hành chính nhà nước Phân loại các quyết định hành chính nhà nư...

Xem thêm

Những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự...

Những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Những trườ...

Xem thêm

Toà án xét xử khiếu kiện hành chính về hành vi hành chính nào?

Toà án xét xử khiếu kiện hành chính về hành vi hành chính nào? Toà án xét xử khiếu kiện...

Xem thêm

Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước

Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước như thế nào...

Xem thêm

Phân loại viên chức

Phân loại viên chức Phân loại viên chức như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về ...

Xem thêm

Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của công dân

Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của công dân Khái niệm quy chế pháp lý hành chính ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574