Dân tộc là gì? Việt nam có bao nhiêu dân tộc?
Dân tộc là gì? Việt nam có bao nhiêu dân tộc?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Tài liệu tham khảo:
Từ điển luật học xuất bản năm 2010
Giải quyết vấn đề
1. Khái niệm về dân tộc (cách hiểu về dân tộc):
Dân tộc (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử; ví dụ: dân tộc (hay tộc người) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me… Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xã hội ứng với các phương thức sản xuất.
Dân tộc (nation) – hình thái phát triển cao nhất của tộc người, xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (hình thái của tộc người trong xã hội nguyên thủy là bộ lạc, trong xã hội nô lệ và xã hội phong kiến là bộ tộc). Dân tộc đặc trưng bởi sự cộng đồng bền vững và chặt chẽ hơn về kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hóa và ý thức tự giác tộc người.
So với bộ tộc thời phong kiến, dân tộc trong thời kì phát triển tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa có lãnh thổ ổn định, tình trạng cát cứ bị xóa bỏ, có nền kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường quốc gia hình thành thống nhất, các ngữ âm, thổ ngữ bị xóa bỏ, tiếng thủ đô được coi là chuẩn và ngày càng lan rộng ảnh hưởng, sự cách biệt về văn hóa giữa các vùng, miền và giữa các bộ phận của tộc người bị xóa bỏ phần lớn, ý thức về quốc gia được củng cố vững chắc.
Cộng đồng dân tộc thường được hình thành hoặc từ một bộ tộc phát triển lên; hoặc là kết quả của sự thống nhất hai hay nhiều bộ tộc có những đặc điểm chung về lịch sử – văn hóa.
Ngoài những nét giống nhau trên, giữa dân tộc tư bản chủ nghĩa và dân tộc xã hội chủ nghĩa có những nét khác biệt nhau, do đặc điểm của phương thức sản xuất và thể chế xã hội. Ở dân tộc tư bản chủ nghĩa, xã hội phân chia đối kháng giai cấp giữa tư sản và vô sản, Nhà nước là của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Còn ở dân tộc xã hội chủ nghĩa, xã hội không còn đối kháng giai cấp, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
3. Dân tộc (quốc gia dân tộc; ví dụ: dân tộc Việt Nam) là cộng đồng chính trị – xã hội, được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước. Kết cấu của cộng đồng quốc gia dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước. Một quốc gia dân tộc có tộc người đa số và các tộc người thiểu số. Có tộc người đã đạt đến trình độ dân tộc, song nhiều tộc người ở trình độ bộ tộc. Với cơ cấu tộc người như vậy, quan hệ giữa các tộc người rất đa dạng và phức tạp. Nhà nước phải ban hành chính sách dân tộc để duy trì sự ổn định và phát triển của các tộc người, sự ổn định và phát triển của đất nước. Cũng có trường hợp, một quốc gia chỉ gồm một tộc người (Triều Tiên).
(Nội dung trên được đưa ra bởi: Từ điển luật học xuất bản năm 2010)
Khái niệm dân tộc trong tiếng Việt có thể đề cập đến các nghĩa sau:
+ Dân tộc (cộng đồng): theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc. Dân tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân.
+ Sắc tộc: chỉ nhóm xã hội được phân loại dựa trên nhiều nét chung như di sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ.
Một số định nghĩa khác về dân tộc:
Dân tộc có thể chỉ một cộng đồng người chia sẻ một ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc, nguồn gốc, hoặc lịch sử. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ những người có chung lãnh thổ và chính quyền (ví dụ những người trong một quốc gia có chủ quyền) không kể nhóm sắc tộc.
Trong trường hợp gắn liền với một quốc gia dân tộc, dân tộc còn được gọi là quốc dân. “Dân tộc” mang nhiều nghĩa và phạm vi nghĩa của thuật ngữ thay đổi theo thời gian.
Hầu hết mọi dân tộc sống trong một lãnh thổ cụ thể gọi là quốc gia. Một số dân tộc khác lại sống chủ yếu ngoài tổ quốc của mình. Một quốc gia được công nhận là tổ quốc của một dân tộc cụ thể gọi là “nhà nước – dân tộc”. Hầu hết các quốc gia hiện thời thuộc loại này mặc dù vẫn có những tranh chấp một cách thô bạo về tính hợp pháp của chúng. Ở các nước có tranh chấp lãnh thổ giữa các dân tộc thì quyền lợi thuộc về dân tộc nào sống ở đó đầu tiên. Đặc biệt ở những vùng người châu Âu định cư có lịch sử lâu đời, thuật ngữ “dân tộc đầu tiên” dùng cho những nhóm người có chung văn hóa cổ truyền, cùng tìm kiếm sự công nhận chính thức hay quyền tự chủ.
Khái niệm dân tộc, sắc tộc thường có nhiều cách sử dụng không thống nhất trên toàn thế giới:
Thường thì những thuật ngữ như dân tộc, nước, đất nước hay nhà nước được dùng như những từ đồng nghĩa. Ví dụ như: vùng đất chỉ có một chính phủ nắm quyền, hay dân cư trong vùng đó hoặc ngay chính chính phủ. Chúng còn có nghĩa khác là nhà nước do luật định hay nhà nước thực quyền. Trong tiếng Anh các thuật ngữ trên không có nghĩa chính xác mà thường được dùng uyển chuyển trong cách nói viết hàng ngày và cũng có thể giải nghĩa chúng một cách rộng hơn.
Khi xét chặt chẽ hơn thì các thuật ngữ “dân tộc”, “sắc tộc” và “người dân” (chẳng hạn người dân Việt Nam) gọi là nhóm thuộc về con người. “Nước” là một vùng theo địa lý, còn “nhà nước” diễn đạt một thể chế cầm quyền và điều hành một cách hợp pháp. Điều rắc rối là hai tính từ “quốc gia” và “quốc tế” lại dùng cho thuật ngữ nhà nước, chẳng hạn từ “luật quốc tế” dùng trong quan hệ giữa các nhà nước hoặc giữa nhà nước và các cá nhân, các công dân.
Cách dùng các thuật ngữ trên cũng rất đa dạng ở từng nước. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được công nhận ở tầm quốc tế là nhà nước độc lập, nghĩa là có một đất nước và dân cư mang quốc tịch Anh. Nhưng theo thông lệ nó được chia thành bốn nước gốc là Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland; ba nước trong số này không phải là nhà nước độc lập. Tình trạng này xét theo cách nào cũng gây ra tranh cãi, chẳng hạn nhiều phong trào ly khai của xứ Wales và Scotland bắt nguồn từ đấy đã ít nhiều công nhận Cornwall là một đất nước riêng biệt bên trong nước Anh. Cách dùng thuật ngữ “dân tộc” không chỉ gây nhập nhằng mà còn là chủ đề nhiều tranh cãi chính trị có thể gây ra bạo lực.
Thuật ngữ “dân tộc” thường dùng một cách ẩn dụ để chỉ những nhóm người có chung đặc điểm hay mối quan tâm.
2. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc
Theo thông tin được cập nhật đến tháng 3/2021 trên Cổng thông tin điện tử Ủy ban dân tộc, Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Tổng cục thống kê Việt Nam thì số lượng các dân tộc ở Việt Nam hiện nay là 54 dân tộc anh em.
Các dân tộc phân bố ở 63 tỉnh thành trên cả nước, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa và phong tục riêng. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% dân số và 53 dân tộc còn lại chiếm khoảng 15% dân số cả nước.
Về địa bàn sinh sống của 54 dân tộc thì người Kinh cư trú trải dài khắp mọi miền của đất nước, tập trung tại khu vực đồng bằng, đô thị, hải đảo. Các đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sống tại vùng núi, trung du…
Danh sách cụ thể 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam:
1. Ba Na: cư trú tập trung tại khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên, là tộc người có dân số đông nhất.
2. Chăm: sinh sống tập trung ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, có nền văn hóa rực rỡ với sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Đốc, Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.
3. Co: sinh sống tại khu vực bắc Tây Nguyên, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me, tương đối gần gũi các dân tộc khác trong vùng bắc Tây Nguyên và lân cận như: Hrê, Xơ Đăng, Ba Na… Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975 trên cơ sở dùng chữ cái La-tinh. Hiện nay chữ viết này không không phổ biến nữa.
4. Cống: có nguồn gốc là tộc người di cư trực tiếp từ Lào sang.
5. Giáy: di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 200 năm.
6. Hre: sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên.
7. La Chí: có lịch sử cư trú lâu đời tại khu vực Hà Giang, Lào Cai.
8. Lô Lô: sinh sống tại vùng cực bắc của Hà Giang.
9. Mnông: tập trung sinh sống ở vùng miền Trung Tây Nguyên.
10. Nùng: di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 200 -300 năm.
11. Pu Péo: sinh sống tại cực bắc của Việt Nam. Họ đã từng sinh sống lâu đời ở miền cực bắc Việt Nam. Các dân tộc láng giềng đều thừa nhận người Pu Péo là một trong những cư dân khai khẩn ruộng nương đầu tiên ở vùng cực bắc.
12. Sán Dìu: di cư đến nước ta khoảng 300 năm nay.
13. Thái: có cội nguồn ở khu vực Đông Nam Á lục địa và có mặt ở Việt Nam từ rất sớm.
14. Xơ Đăng: sinh sống tập trung lâu đời ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi của Quảng Nam, Quảng Ngãi.
15. Bố Y: nguồn gốc di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm.
16. Chơ Ro: cư trú ở khu vực miền núi Nam Đông Dương
17. Cơ Ho: sinh sống ở khu vực Tây Nguyên.
18. Dao: có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cư sang Việt Nam từ suốt thế kỷ XII đến nửa đầu thế kỷ XX.
19. Kháng: tập trung ở miền Tây Bắc, là một trong số các dân tộc cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc nước ta.
20. La Ha: cư trú ở khu vực Tây Bắc nước ta, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ “trâu trắng” để tế thần Im Poi – một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
21. Lự: có mặt tại khu vực Điện Biên nước ta từ thế khỷ XII đến XII. Tại đây họ đã xây thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều ruộng đồng. Vào thế kỷ chiến tranh người Lự phải phân tán đi khắp nơi, một bộ phận nhỏ chạy lên sinh sống ở vùng núi Phong Thổ, Sìn Hồ.
22. Mông: Nhóm địa phương: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Đỏ, Mông Đen, Mông Xanh, Na Mỉeo.
23. Ơ Đu: hiện nay tập trung sinh sống ở hai bản Xốp Pột và Kim Hòa, xã Kim Đa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Ở Lào họ hợp với nhóm Tày Phoọng cư trú ở tỉnh Sầm Nưa.
24. Raglay: sinh sống lâu đời ở vùng miền Nam Trung Bộ nước ta.
25. Si La: dân tộc có nguồn gốc di cư từ Lào sang.
26. Thổ: địa bàn cư trú là giao điểm của các luồng di cư xuôi ngược. Do những biến động lịch sử ở những thế kỷ trước, những nhóm người Mường từ miền Tây Thanh Hóa dịch chuyển vào phía Nam gặp gỡ người Việt từ các huyện ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương ngược lên hòa nhập với cư dân địa phương có thể là gốc Việt cổ ở đây.
27. Xtiêng: tập trung sinh sống ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên và miền đông Nam Bộ.
28. Brâu: di cư vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm, tập trung sinh sống ở lực vực các con sông Xê Xan, Mê Kông. Hiện nay, đại bộ phận cộng đồng này vẫn quần cư trên lưu vực các dòng sông Xê Xan (Xê Ca Máng) và Nậm Khoong (Mê Kông). Người Brâu có truyền thuyết Un cha đắc lếp(lửa bốc nước dâng) nói về nạn hồng thủy.
29. Chu-ru: tổ tiên là bộ phận trong khối cộng đồng Chăm, sau đó chuyển lên núi sống độc lập.
30. Cờ Lao: di cư tới nước ta cách đây khoảng 150 – 200 năm.
31. Ê-Đê: cư trú tạo miền trung Tây Nguyên. Cho đến nay vẫn tồn tại truyền thống mẫu hệ ở nước ta. Cho đến nay, cộng đồng ê Đê vẫn còn là một xã hội đang tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.
32. Hà Nhì: có mặt tại khu vực Tây bắc nước ta từ thế kỷ thứ VIII.
33. Khmer: tập trung cư trú tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
34. La Hủ: Người La Hủ chủ yếu làm nương du canh với nhịp độ luân chuyển cao. Gần đây họ chuyển dần sang trồng lúa trên ruộng bậc thang. Người La Hủ nổi tiếng về nghề đan lát (mâm cơm, ghế mây), rèn
35. Mạ: tộc người cư trú lâu đời ở khu vực Tây Nguyên nước ta.
36. Mường: sinh sống lâu đời ở vùng Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ…
37. Pà Thẻn: di cư đến nước ta các đây khoảng 200-300 năm với câu chuyện vượt biển cùng người Dao
38. Rơ măm: Đầu thế kỷ XX dân số của tộc này còn khá đông, phân bố trong 12 làng, ở lẫn với người Gia Lai, hiện dân tộc này chỉ tập trung sinh sống trong một làng.
39. Tà ôi: sinh sống tập trung ở vùng Trường Sơn
40. Kinh: dân tộc chiếm số đông, sinh sống trải dài ở mọi miền Tổ Quốc. Tổ tiên người Việt từ rất xa xưa đã định cư chắc chắn ở Bắc bộ và bắc Trung bộ. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Việt luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
41. Bru-vn-Kiều: thuộc nhóm dân cư có nguồn gốc sinh sống lâu đời nhất ở vùng Trường Sơn.
42. Chứt: địa bàn cư trú tập trung ở huyện của tỉnh Quảng Bình là Bố Trạch, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
43. Cơ Tu: sinh sống lâu đời ở khu vực miền núi tây bắc tỉnh Quảng nam, tây nam Thừa Thiên Huế.
44. Gia Rai: là nhóm cư dân sinh sống ở vùng núi Tây Nguyên.
45. Hoa:: Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX.
46. Khơ Mú: Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Nguồn gốc di cư từ Lào sang nên tập trung cư trú tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, do chuyển cư từ Lào sang.
47. Lào: có nguồn gốc di cư từ Lào sang nước ta.
48. Mảng: cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu.
49. Ngái: có nhiều nguồn gốc khác nhau và di cư đến Việt Nam thành nhiều đợt, từ thời kỳ Trung và Cận đại.
50. Phù Lá: là nhóm cư dân sinh sống ở vùng Tây Bắc từ rất sớm.
51. Sán Chay: di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 400 năm.
52. Tày: có mặt tại nước ta từ rất sớm, cuối thiên niên kỷ thứ nhất TCN
53. Xinh Mun: sinh sống lâu đời ở khu vực Tây Bắc nước ta.
54. Gié- Triêng: Người Gié-Triêng là cư dân gắn bó rất lâu đời ở vùng quanh quần sơn Ngọc Linh.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Dân tộc là gì? Việt nam có bao nhiêu dân tộc?, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Dân tộc là gì? Việt nam có bao nhiêu dân tộc?
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"