Hợp đồng đại diện cho thương nhân ?

Hợp đồng đại diện cho thương nhân ?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Luật Thương mại 2005

Giải quyết vấn đề

1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cho thương nhân

Do quan hệ giữa bên đại diện và bên giao đại diện được thiết lập thông qua hợp đồng nên các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cho thương nhân chủ yếu được xác định thông qua các điều khoản của hợp đồng. Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, bên đại diện và bên được đại diện còn có quyền và nghĩa vụ theo luật định (trong trường hợp các bên không có thỏa thuận).

2. Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện đối với bên giao đai diện

2.1 Nghĩa vụ của bên đại diện

Trong quan hệ đại diện cho thương nhân, bên giao đại diện không những cho phép và ủy quyền cho bên đại diện quan hệ với bên thứ ba mà còn thường xuyên giao tiền và tài sản của mình cho bên đại diện quản lý. Vì vậy, nếu bên đại diện sơ suất hay thiếu trung thực có thể làm ảnh hưởng tới bên giao đại diện. Do đó, pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều quy định bên đại diện có nghĩa vụ phải phục tùng, cần mẫn, trung thành và nghĩa vụ thông báo đối với bên giao đại diện.

Ở Việt Nam, bên đại diện có các nghĩa vụ sau (trừ trường họp có thỏa thuận khác – Điều 145 Luật Thương mại năm 2005):

– Thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện (nghĩa vụ này thường xuất hiện trong các trường hợp có sự xung đột về quyền lợi giữa bên giao đại diện và bên đại diện).

Các hoạt động thương mại mà bên đại diện được bên giao đại diện ủy quyền thực hiện thường là tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, lựa chọn bên thứ ba có nhiều khả năng trở thành đối tác kinh doanh của bên giao đại diện, tiến hành giao kết hợp đồng với bên thứ ba. Trong phạm vi đại diện, bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại nói trên nhân danh bên giao đại diện chứ không được nhân danh mình. Những giao dịch do bên đại diện thực hiện nhân danh bên giao đại diện mà vượt quá phạm vi đại diện, nếu không được bên giao đại diện chấp nhận thì bên đại diện phải chịu trách nhiệm đối với bên thứ ba, trừ trường hợp bên thứ ba biết hoặc phải biết về việc không có thẩm quyền đại diện. Khi giao dịch với bên thứ ba, bên đại diện phải có nghĩa vụ báo cho bên thứ ba về thời hạn, phạm vi được ủy quyền của mình cũng như việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

Khi thực hiện các hoạt động thương mại được ủy quyền, bên đại diện phải tuân thủ nguyên tắc thực hiện hợp đồng trung thực, theo tinh thần hợp tác, bảo đảm tin cậy lẫn nhau. Bên đại diện có nghĩa vụ hoạt động vì lợi ích của bên giao đại diện, bảo vệ và phát triển lợi ích của bên giao đại diện như nỗ lực hoạt động để tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng, tìm hiểu diễn biến của thị trường, tình hình hoạt động của bên thứ ba, giữ gìn tốt các quan hệ kinh doanh cho bên giao đại diện. Để hạn chế xung đột về lợi ích kinh tế giữa bên đại diện và bên giao đại diện, trong phạm vi đại diện, bên đại diện không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện.

Ví dụ: Thương nhân A ký hợp đồng làm đại diện tiêu thụ các loại bánh kẹo do thương nhân B sản xuất. Thương nhân A không được bán bánh kẹo của mình hoặc của người khác trong thời gian làm đại diện cho thương nhân B.

Nghĩa vụ này không có nghĩa là bên đại diện không được phép đại diện cho hai hoặc nhiều thương nhân cùng một lúc nếu trong hợp đồng không có những hạn chế như vậy.

– Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được ủy quyền: Bên đại diện phải nỗ lực để cung cấp cho bên giao đại diện, các thông tin mà mình biết hay phải biết với cương vị là bên đại diện. Bên đại diện cần phải thông báo kịp thời cho bên giao đại diện về diễn biến của thị trường, tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tác, kết quả của các hoạt động đã thực hiện… Nhờ những thông tin này, bên giao đại diện có thể chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình thị trường và kịp thời đưa ra các chỉ dẫn cụ thể cho bên đại diện.

– Tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật. Nghĩa vụ này đòi hỏi trong phạm vi được ủy quyền bên đại diện phải tuân theo mọi chỉ dẫn của bên giao đại diện.

Ví dụ: Một đại diện bán chịu hàng hóa không theo chỉ dẫn rõ ràng của bên giao đại diện là đã vi phạm nghĩa vụ này và phải chịu trách nhiệm trước người giao đại diện về bất cứ lượng hàng nào mà người thứ ba đã mua mà không trả tiền.

Bên đại diện phải trao đổi, thông báo cho bên giao đại diện khi không thể thực hiện những chỉ dẫn của họ hoặc việc thực hiện có nguy cơ gây thiệt hại cho bên giao đại diện.

Bên đại diện có quyền từ chối thực hiện chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó vi phạm các quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với hợp đồng đại diện.

– Bảo quản tài liệu, tài sản được giao để thực hiện hoạt động đại diện. Bên đại diện phải có trách nhiệm bảo quản tài sản, tài liệu được giao và phải hoàn trả tài sản, tài liệu đó cho bên giao đại diện khi kết thúc hoạt động đại diện. Bên đại diện phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản do bên giao đại diện giao riêng biệt với tài sản của mình.

– Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn 2 năm kể từ khi hợp đồng đại diện chấm dứt. Khi giao kết hợp đồng đại diện các bên có thể thỏa thuận thông tin nào được coi là bí mật (Trước đây, theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004, bí mật kinh doanh là thông tin có đủ 3 điều kiện: – Không phải là hiểu biết thông thường;

– Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hom so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó), nếu các bên không có thỏa thuận thì tuỳ vào điều kiện cụ thể để xem xét song các thông tin đó phải liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của bên giao đại diện như bí quyết kinh doanh, chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, danh sách khách hàng… Những thông tin này chưa được công bố công khai và đã được tiết lộ cho bên đại diện trong khuôn khổ của hợp đồng đại diện. Nếu bên đại diện tiết lộ các thông tin này có thể làm phương hại đến công việc kinh doanh của bên giao đại diện.

2.2 Quyền của bên đại diện

– Quyền hưởng thù lao: Bên đại diện được hưởng thù lao đối với các hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Mức thù lao và thời điểm phát sinh quyền được hưởng thù lao do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện. Mức thù lao thường là một tỉ lệ phần trăm nhất định tính trên giá trị các hợp đồng đã được giao kết giữa bên giao đại diện và bên thứ ba. Các bên có thể thỏa thuận phương pháp xác định thù lao tùy theo điều kiện cụ thể của hợp đồng. Luật Thương mại năm 2005 không ấn định thời điểm và các điều kiện phát sinh quyền hưởng thù lao mà sẽ do các bên tham gia hợp đồng tự do thỏa thuận. Trong thực tiễn kinh doanh, quyền được hưởng thù lao của bên đại diện thường phát sinh sau khi các hợp đồng giữa bên giao đại diện và bên thứ ba được giao kết nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Hợp đồng phải được giao kết trong phạm vi đại diện;

+ Chỉ dẫn của bên giao đại diện đều được chấp hành nghiêm chỉnh;

+ Hợp đồng đó đã được giao kết dưới tác động của bên đại diện. Tác động của bên đại diện đến việc giao kết hợp đồng giữa bên giao đại diện và bên thứ ba trước hết là tác động trực tiếp đến ý chí muốn giao kết hợp đồng của bên thứ ba như bên đại diện đã trực tiếp giao dịch với bên thứ ba và dẫn đến việc giao kết hợp đồng. Tác động này cũng có thể là ảnh hưởng gián tiếp đến việc giao kết hợp đồng giữa bên giao đại diện và bên thứ ba.

Ví dụ: Sau khi được bên đại diện chắp nối để giao kết các hợp đồng lần đầu, bên thứ ba tự đến và giao kết hợp đồng với bên giao đại diện hoặc giới thiệu thêm các khách hàng mới. Pháp luật của nhiều nước quy định rõ hợp đồng được giao kết dưới cả hai loại tác động nói trên của bên đại diện thì bên đại diện đều có quyền được hưởng thù lao. Luật Thương mại Việt Nam chưa quy định cụ thể điều này, do đó tuỳ theo điều kiện cụ thể, các bên cần xác định “tác động của bên đại diện” liên quan đến quyền hưởng thù lao của những người này. Các bên cũng có thể thỏa thuận rằng bên đại diện chỉ được hưởng thù lao khi bêri giao đại diện đã thực hiện hợp đồng với bên thứ ba hoặc khi bên thứ ba đã thực hiện hợp đồng với bên giao đại diện.

Nếu trong hợp đồng đại diện các bên không thỏa thuận mức thù lao thì mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ (Điều 86,147 Luật Thương mại năm 2005).

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn thanh toán thù lao cho bên đại diện và giữa các bên không có bất kì thói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm bên đại diện đã hoàn thành việc cung ứng dịch vụ đại diện (Điều 87 Luật Thương mại năm 2005).

– Quyền yêu cầu thanh toán chi phí. Trong hợp đồng đại diện, các bên có quyền thỏa thuận về nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan đến việc thực hiện hoạt động đại diện. Các bên có thể thỏa thuận mọi chi phí cho hoạt động đại diện do bên đại diện tự chịu, bên giao đại diện không có nghĩa vụ thanh toán các chi phí đó. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của bên đại diện, Điều 148 Luật Thương mại năm 2005 quy định: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện hoạt động đại diện.

– Quyền được cầm giữ tài sản, tài liệu được giao (Điều 149 Luật Thương mại năm 2005). Đây thực chất là một quyền phái sinh từ quyền được hưởng thù lao và thanh toán các chi phí hợp lý đã đến hạn, vì để đảm bảo cho các quyền này được thực hiện, bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao trong quá trình thực hiện hoạt động đại diện (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

Hợp đồng đại diện cho thương nhân ?

3. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện đối với bên đại diện

Mặc dù cả bên đại diện và bên giao đại diện đều có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đại diện nhưng người ta thường quan tâm nhiều hơn đến nghĩa vụ của bên đại diện. Điều đó xuất phát từ bản chất của quan hệ đại diện, trong quan hệ này người phải thực hiện dịch vụ theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật chủ yếu là bên đại diện. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam hiện hành, bên giao đại diện cũng có một số quyền và nghĩa vụ sau:

3.1 Nghĩa vụ của bên giao đại diện

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại diện có nghĩa vụ sau:

– Nghĩa vụ thông báo: bên giao đại diện phải thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết. Đối với những hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện đã thực hiện, bên giao đại diện phải thông báo ngay việc chấp nhận hoặc không chấp nhận. Bên giao đại diện phải thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được hoặc không thực hiện được các hợp đồng trong phạm vi đại diện.

– Nghĩa vụ cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện. Đây là nghĩa vụ mà bên giao đại diện phải thực hiện nhằm tạo điều kiện cho bên đại diện hoạt động nhưng cũng là để phục vụ cho lợi ích của chính họ.

– Nghĩa vụ trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện. Đây là nghĩa vụ quan trọng của bên giao đại diện. Thù lao mà bên giao đại diện phải thanh toán có thể bao gồm thù lao theo hợp đồng đại diện và những khoản thù lao phát sinh do bên đại diện phải thực hiện cắc nghĩa vụ ngoài những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đại diện. Ngoài ra, bên giao đại diện còn phải thanh toán cho bên đại diện những chi phí liên quan đến việc đại diện, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

3.2 Quyền của bên giao đại diện

Quyền của bên giao đại diện không được quy định thành một điều khoản cụ thể trong Luật Thương mại năm 2005. Song do tính chất của hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng song vụ nên thông qua các nghĩa vụ của bên đại diện, có thể thấy được quyền của bên giao đại diện. Đó là những quyền sau:

– Quyền không chấp nhận hợp đồng do bên đại diện ký không đúng thẩm quyền. Bên giao đại diện có quyền yêu cầu bên đại diện và khách hàng liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh nếu những người này cố ý xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện.

– Quyền yêu cầu bên đại diện cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại được ủy quyền.

– Quyền đưa ra những chỉ dẫn và yêu cầu bên đại diện phải tuân thủ các chỉ dẫn đó.

4. Chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân

Hợp đồng đại diện cho thương nhân chấm dứt khi:

+ Thời hạn đại diện cho thương nhân chấm dứt theo thỏa thuận trong hợp đồng;

+ Nếu trong hợp đồng không xác định thời hạn đại diện, các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện nhưng phải thông báo cho bên kia biết.

Luật Thương mại năm 2005 không quy định thời hạn các bên phải thông báo cho nhau biết về việc chấm dứt hợp đồng (Khoản 1 Điều 92 Luật Thương mại năm 1997 quy định: Trong trường hợp hợp đồng đại diện không xác định thời hạn cụ thể thì các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện nhưng phải thông báo cho bên kia biết chậm nhất là sáu mươi ngày trước khi chấm dứt hợp đồng đại diện). Trong trường hợp bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện, bên đại diện có quyền yêu cầu được hưởng thù lao do việc bên đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng (khoản 3 Điều 144 Luật Thương mại năm 2005). Điều này có nghĩa là người đại diện vẫn có quyền hưởng thù lao đối với những hợp đồng được giao kết giữa bên giao đại diện với bên thứ ba trước và cả sau khi hợp đồng đại diện chấm dứt nếu những hợp đồng đó được giao kết là kết quả của những giao dịch do bên đại diện đem lại. Trong trường hợp bên đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện thi bên đại diện mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Hợp đồng đại diện cho thương nhân ?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Hợp đồng đại diện cho thương nhân ?

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn thủ tục giải thể hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy

Tư vấn thủ tục giải thể hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy Giải thể hợp tác xã là việc chấm d...

Xem thêm

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Đống Đa

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Đống Đa. Bạn đang gặp khó khăn tr...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, vớ...

Xem thêm

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Hà Đông

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Hà Đông. Bạn đang gặp khó khăn trong việc t...

Xem thêm

Thành lập Công ty tại Quận Hà Đông

Thành lập Công ty tại Quận Hà Đông. Bạn đang gặp khó khăn trong việc thành lập Công ty?...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Đống Đa

Trình tự, thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Đống Đa, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, ...

Xem thêm

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Ba Đình

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Ba Đình . Bạn đang gặp khó khăn trong việc ...

Xem thêm

Thành lập Công ty tại Quận Ba Đình

Thành lập Công ty tại Quận Ba Đình. Bạn đang gặp khó khăn trong việc thành lập Công ty?...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quận Ba Đình

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quận Ba Đình. Bạn đang gặp khó khăn trong việ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574