Quan hệ pháp luật giữa người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn đại diện tập thể người lao động là gì?

Quan hệ pháp luật giữa người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn đại diện tập thể người lao động là gì? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Luật Lao động năm 2019

Quan hệ pháp luật giữa người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn đại diện tập thể người lao động là gì?
Quan hệ pháp luật giữa người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn đại diện tập thể người lao động là gì?

Giải quyết vấn đề

Người lao động (NLĐ – căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Lao động năm 2019) là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Người sử dụng lao động (NSDLĐ – căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Lao động năm 2019) là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Khái niệm quan hệ pháp luật lao động giữa NLĐ và NSDLĐ

QHPLLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ là mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ trong quá trình lao động được xác lập, thực hiện, duy trì và chấm dứt trên cơ sở các quy định của pháp luật lao động. QHPL giữa NLĐ và NSDLĐ là quan hệ pháp luật lao động cá nhân.
Chủ thể của QHPLLĐ: cá nhân NLĐ với NSDLĐ bị chi phối bởi quy định pháp luật. Cơ sở phát sinh quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ là thông qua hợp đồng lao động.
Phạm vi: khắp mọi nơi, nhiều nhất là ở các doanh nghiệp, LLĐ điều chỉnh mang tính chất toàn diện.
Tính chất của QHPL giữa NLĐ và NSDLĐ là do thoả thuận mà có, tôn trọng sự sở hữu của các bên, quan hệ pháp luật lao động này mang tính chất đơn lẻ (chỉ liên quan đến một người).

Đặc điểm của quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ

Quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ có 3 đặc điểm lớn sau đây:
 
Thứ nhất, trong mối quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ, NLĐ phải tự mình thực hiện công việc.
Về cơ sở, nghĩa vụ này của NLĐ xuất phát từ 4 ý như sau:
 
– Về mặt nội dung, bản chất của QHPLLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ là quan hệ mua bán sức lao động – một hàng hóa đặc biệt. NLĐ tham gia quan hệ lao động là với mục đích bán sức lao động của mình cho NSDLĐ. Sức lao động đó đặc biệt ở chỗ là loại hàng hóa gắn liền với bản thân NLĐ, khi mang ra trao đổi tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ban đầu và NLĐ chuyển giao giá trị cho NSDLĐ thông qua quá trình lao động. NLĐ là sở hữu chủ và là người bán sức lao động của chính mình. Và với tư cách là người bán, họ có trách nhiệm phải cung ứng thứ “hàng hóa” đặc định đó cho NSDLĐ. Do vậy, sự thay thế NLĐ đã giao kết HĐLĐ bằng một người khác là không thể chấp nhận được.
 
– Về mặt hình thức, NLĐ đã cam kết với NSDLĐ về việc thực hiện công việc. Sự cam kết của NLĐ là điều được xác định và thông thường không thể thay đổi, trừ trường hợp họ không thực hiện được hoặc quan hệ lao động đó bị chấm dứt.
 
– Một số quyền lợi và nghĩa vụ trong QHPLLĐ không thể hoặc rất khó khăn trong quá trình chuyển giao.
 
– Về phía cạnh pháp lí, BLLĐ đã quy định về nghĩa vụ bắt buộc của NLĐ. Do đó, thực hiện công việc theo HĐLĐ đã cam kết chính là tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong lĩnh vực HĐLĐ. So với quan hệ thuê dịch vụ do luật dân sự điều chỉnh, trong khi quan hệ thuê dịch vụ quan tâm đến kết quả của công việc hơn là quá trình thực hiện thì quan hệ pháp luật lao động chú trọng nhiều đến quá trình thực hiện công việc và đặc biệt là tính đích danh NLĐ và không chuyển giao được. Từ đặc điểm này có thể hiểu được tại sao từ lâu người ta lại coi quá trình lao động của NLĐ trong quan hệ pháp luật với NSDLĐ là quá trình lao động “sống”.
 
Đặc điểm này được thể hiện như sau: Tự mình thực hiện công việc tức là tự mình thực hiện các hành vi lao động cần thiết để tiến hành, hoàn thành công việc. NLĐ phải bằng chính hành vi của mình, bằng sức lực, thao tác kĩ năng của mình để thực hiện công việc mà không được sử dụng biện pháp thay thế nghĩa vụ đó bằng cách chuyển giao cho người khác, nhất là một người bất kì không phải là người có quan hệ lao động với NSDLĐ đó.
 
Theo quy định của pháp luật, công việc theo HĐLĐ phải do NLĐ đã giao kết hợp đồng thực hiện, điều đó khẳng định NLĐ khi giao kết HĐLĐ thì phải tự mình thực hiện công việc đã cam kết trong HĐLĐ đó. Điều này làm cho quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ khác hẳn với quan hệ lao động ở dạng khoán việc dân sự do luật dân sự điều chỉnh hay quan hệ lao động giữa NLĐ là thành viên của gia đình tiến hành thực hiện các công việc trong quá trình sinh hoạt gia đình do Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh.
 
Thứ hai, NSDLĐ có quyền quản lý đối với NLĐ.
Về cơ sở, đặc điểm này xuất phát từ 4 ý chính sau:
 
– NSDLĐ là chủ sở hữu của tư liệu sản xuất, họ phải thực hiện quyền sở hữu chủ đối với tài sản.
 
– Tính tất yếu khách quan của quá trình lao động: phải có chủ, có tổ chức điều hành thì mới có một tập thể lao động
 
– NSDLĐ là người bỏ tiền mua “sức lao động”, nên NSDLĐ có quyền định đoạt hàng hoá này.
 
– Do pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ, NSDLĐ có quyền quản lý đối với NLĐ.
 
Đặc điểm này được thể hiện như sau: NSDLĐ có quyền quản lí trong quá trình lao động. NSDLĐ có quyền tuyển dụng NLĐ; sắp xếp, phân công, giám sát, đánh giá chất lượng công việc của NLĐ; phân phối lợi nhuận, thu nhập; khen thưởng và cả xử lý kỉ luật khi NLĐ có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, mọi hoạt động thuộc hành vi quản lí của NSDLĐ phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời, NSDLĐ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi quản lí lao động của mình. Hoạt động kiểm soát quá trình thực hiện công việc của người lao động được thực hiện bởi chính chủ sử dụng lao động nếu đó là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các biện pháp khác nhau sẽ được sử dụng để thực hiện quyền kiểm soát nhằm đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng lao động. Trong đó, có những biện pháp trực tiếp và những biện pháp gián tiếp thông qua những người lãnh đạo thuộc cấp do chính NSDLĐ cử ra.
 
Thứ ba, trong quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt QHPLLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ có sự tham gia của đại diện lao động.
Về cơ sở:
 
– Tính tất yếu khách quan của quá trình lao động (sự bất bình đẳng, yếu thế và sự phụ thuộc của NLĐ vào NSDLĐ, vì vậy NLĐ phải tập hợp nhau lại mang sức ép lại cho NSDLĐ, đối chọi lại thế lợi của NSDLĐ.
 
– Đảm bảo sự hài hòa, ổn định của quan hệ lao động. (Công đoàn sẽ là cầu nối giữa NLĐ và NSDLĐ, giúp cho quan hệ lao động ổn định và hài hoà hơn). Đặc điểm này thể hiện trong QHPLLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ như sau: tổ chức đại diện là Công đoàn; sự tham gia của đại diện lao động vào quá trình xác lập, thực hiện, duy trì, chấm dứt quan hệ pháp luật lao động giữa NLĐ và NSDLĐ được tiến hành bằng nhiều biện pháp, trong đó có những biện pháp gián tiếp (tham gia xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chính sách, pháp luật lao động,…) và trực tiếp (giúp đỡ cho NLĐ trong quá trình ký kết HĐLĐ, đại diện và bảo vệ NLĐ trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động).

Hợp đồng lao động giữa NLĐ và NSDLĐ

Hợp đồng lao động thực chất là sự thỏa thuận giữa hai chủ thể, một bên là người lao động có nhu cầu về việc làm, một bên là người sử dụng lao động có nhu cầu thuê mướn người lao động để mua sức lao động. Trong đó, người lao động cam kết tự nguyện làm một công việc cho người sử dụng lao động. Trong đó, người lao động cam kết tự nguyện làm một công việc cho người sử dụng lao động và đặt mình dưới sự quản lí của người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động trả lương.

Đặc điểm của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là một loại hợp đồng, do đó, nó có những đặc điểm chung của một hợp đồng. Đó là: sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các chủ thể. Người lao động có nhu cầu làm việc và người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng lao động nên hai bên tự nguyện thỏa thuận để hình thành nên hợp đồng.

Ngoài ra, xuất phát từ đặc điểm sức lao động là một loại hàng hóa đặc thù, hợp đồng lao động còn có những đặc điểm riêng:

– Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm

Hợp đồng lao động thực chất là hợp đồng mua bán sức lao động. Người cung cấp sức lao động ở đây là người lao động và người có nhu cầu sử dụng sức lao động là người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đây là hợp đồng mua bán đặc biệt bởi sức lao động – đối tượng mua bán của hợp đồng là một loại “hàng hóa” đặc biệt. Đây là một dạng hàng hóa không thể nhìn thấy, sờ được và chỉ có thể có được thông qua quá trình lao động của người lao động. Thông qua quá trình lao động (người lao động thực hiện một công việc nhất định), người lao động chuyển giao hàng hóa sức lao động cho người sử dụng lao động và trên cơ sở đó người sử dụng lao động trả công cho người lao động.

Việc làm là đối tượng của hợp đồng lao động và là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận diện quan hệ việc làm. Việc xác định sự tồn tại cảu mối quan hệ lao động cụ thể sẽ được dựa trên các yếu tố liên quan đến việc thực hiện công việc và vấn đề trả công cho người lao động.

– Người lao động phải tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng và chịu sự quản lí của người sử dụng lao động

Đối với hợp đồng lao động, người lao động phải tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng. Nếu người lao động có thể chuyển việc cho người khác làm một cách tùy tiện thì người này thường không phải là người lao động.

Người lao động tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng, song trong quá trình thực hiện công việc đó lại chịu sự quản lí giám sát của người sử dụng lao động. Quá trình làm việc của người lao động có sự liên quan đến các lao động khác. Chính vì vậy, cần phải có sự quản lí của người sử dụng lao động. Hơn nữa, khi thực hiện công việc, người lao động sẽ phải sử dụng máy móc, thiết bị tài sản của doanh nghiệp nên người sử dụng lao động phải có quyền quản lí đối với người lao động.

– Hợp đồng lao động được thực hiện trong một thời gian nhất định và tại địa điểm đã được thỏa thuận.

Để có được hàng hóa sức lao động cần phải có một khoảng thời gian nhất định để người lao động thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng. Chính vì vậy, hợp đồng lao động bao giờ cũng được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Khi giao kết hợp đồng, các bên bao giờ cũng xác định khoảng thời gian thực hiện hợp đồng, có thể lâu dàu hoặc có thể trong một thời gian nhất định tùy theo tính chất công việc.

Trong hợp đồng lao động, các bên thường thỏa thuận để xác định rõ địa điểm thực hiện công việc. Tuy nhiên, trên thực tế thông thường địa điểm thực hiện công việc do người sử dụng lao động xác định bởi người sử dụng lao động là người quản lí lao động đối với người lao động đồng thời họ cũng chính là người có teacsh nhiệm phải đảm bảo cá điều kiện lao động cho người lao động.

– Những thỏa thuận trong hợp đồng lao động thường chỉ trong giới hạn pháp lí nhất định..

Trong khung pháp lí đó, quyền của người lao động được pháp luật lao động quy định ở mức tối thiểu và nghĩa vụ của người lao động được quy định ở mức tối đa. Cụ thể, trong quan hệ lao động, tiền lương – quyền lợi cơ bản nhất của người lao động bao giờ cũng được quy định ở mức tối thiểu (lương tối thiểu vùng), tức là mức lương thấp nhất mà người lao động được hưởng khi tham gia quan hệ lao động. Pháp luật hoàn toàn không giới hạn mức lương tối đa mà người lao động có thể hưởng.

Còn thời gian làm việc: nghĩa vụ cơ bản của người lao động lại được pháp luật xác định ở mức tối đa (8h/ngày)

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Đơn vị tiền? Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền?

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở

Trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở Trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập côn...

Xem thêm

Nguồn thu tài chính công đoàn?

Nguồn thu tài chính công đoàn? Nguồn thu tài chính công đoàn như thế nào? Pháp luật quy...

Xem thêm

Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không?

Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không? Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập ...

Xem thêm

Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp?

Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp? Quan hệ giữa Công ...

Xem thêm

Giám đốc có quyền được thay đổi chủ tịch công đoàn?

Giám đốc có quyền được thay đổi chủ tịch công đoàn? Giám đốc có quyền được thay đổi chủ...

Xem thêm

Trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với c...

Trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn Trách nhiệm ...

Xem thêm

Chế độ chi nghỉ hưu, chuyển công tác đối với cán bộ trong các cơ q...

Chế độ chi nghỉ hưu, chuyển công tác đối với cán bộ trong các cơ quan Công đoàn? Chế độ...

Xem thêm

Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn ?

Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn ? Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công ...

Xem thêm

Thành lập công đoàn cơ sở theo đúng quy định

Thành lập công đoàn cơ sở theo đúng quy định Thành lập công đoàn cơ sở theo đúng quy đị...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574