Biết sai, nhưng vẫn “công chứng” bị xử lý như thế nào?
Biết sai, nhưng vẫn “công chứng” bị xử lý như thế nào
Biết sai, nhưng vẫn “công chứng” bị xử lý như thế nào. Bạn đang tìm hiểu về các thông tin pháp luật hiện hành liên quan đến nội dung trên. Hãy đến với chúng tôi, Luật 24H là Công ty Luật nhiều năm hoạt động có đội ngũ Luật Sư uy tín nhiều năm kinh nghiệm với rất nhiều lĩnh vực trong xã hội sẽ làm hài lòng quý khách hàng. Mọi vấn đề thắc mắc cần được tư vấn quý khách liên hệ qua hotline 1900 6574 hoặc truy cập website https://luat24h.net.
1. Quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng:
Pháp luật quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng như sau:
– Thứ nhất: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Hành vi không đánh số thứ tự từng trang đối với văn bản công chứng có từ hai trang trở lên.
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp phiếu yêu cầu công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật.
+ Hành vi không mang theo thẻ công chứng viên khi hành nghề.
+ Hành vi tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm theo quy định pháp luật.
– Thứ hai: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Hành vi công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định pháp luật.
+ Hành vi công chứng không đúng thời hạn quy định pháp luật.
+ Hành vi sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định pháp luật.
+ Hành vi sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng pháp luật.
+ Hành vi từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng.
+ Hành vi không dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt.
+ Hành vi không tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên.
+ Hành vi hướng dẫn nhiều hơn 02 người tập sự tại cùng một thời điểm.
+ Hành vi hướng dẫn tập sự khi không đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
+ Hành vi không thực hiện đúng các nghĩa vụ của người hướng dẫn tập sự theo quy định pháp luật.
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có phiếu yêu cầu công chứng.
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp thành phần hồ sơ có giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
+ Hành vi từ chối hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng không có lý do chính đáng.
– Thứ ba: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Hành vi tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Hành vi công chứng khi thiếu chữ ký của công chứng viên; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
+ Hành vi công chứng khi không kiểm tra, đối chiếu bản chính giấy tờ trong hồ sơ công chứng theo quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
+ Hành vi nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thoả thuận.
+ Hành vi không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Hành vi ghi lời chứng trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định.
+ Hành vi ghi lời chứng không chính xác về tên hợp đồng, giao dịch; chủ thể hợp đồng, giao dịch; thời gian hoặc địa điểm công chứng.
+ Hành vi không giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng.
+ Hành vi tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng.
+ Hành vi không tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Hành vi sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng mà không thuộc trường hợp được sửa lỗi kỹ thuật theo quy định.
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp người ký kết hợp đồng, giao dịch không có hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện.
+ Hành vi công chứng trong trường hợp biết rõ người làm chứng không đủ điều kiện theo quy định.
+ Hành vi công chứng viên không tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định trong trường hợp có yêu cầu xác minh, giám định của người yêu cầu công chứng.
+ Hành vi công chứng viên không đối chiếu chữ ký của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác với chữ ký mẫu đã được đăng ký tại tổ chức hành nghề công chứng trước khi thực hiện việc công chứng; công chứng hợp đồng khi người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác chưa đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà đã ký trước vào hợp đồng.
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng riêng, quyền sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia hợp đồng, giao dịch.
– Thứ tư: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.
+ Hành vi cho người khác sử dụng thẻ công chứng viên để hành nghề công chứng.
+ Hành vi công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà không có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
+ Hành vi công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà không được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng, giao dịch đó hoặc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với tài sản khi tham gia hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp hành vi đã quy định xử phạt tại điểm q khoản 3 Điều Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch có mục đích hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác.
+ Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc thẻ công chứng viên.
+ Hành vi nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan.
+ Hành vi ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng.
+ Hành vi gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng.
+ Hành vi sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
+ Hành vi công chứng mà không có người làm chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định.
+ Hành vi trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc cho người môi giới.
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch khi không có bản chính giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng mà pháp luật quy định phải có.
+ Hành vi công chứng đối với tài sản khi tài sản đó đã bị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn.
+ Hành vi đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác, trừ hành vi quy định tại điểm i khoản 3 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
+ Hành vi quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình.
– Thứ năm: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Hành vi sử dụng thẻ công chứng viên của người khác để hành nghề công chứng.
+ Hành vi hành nghề trong thời gian bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên.
– Thứ sáu: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Hành vi hành nghề công chứng khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
+ Hành vi giả mạo chữ ký của công chứng viên.
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch mà không có đầy đủ chữ ký của tất cả các chủ thể của hợp đồng, giao dịch.
+ Hành vi góp vốn, nhận góp vốn thành lập, duy trì tổ chức và hoạt động văn phòng công chứng không đúng quy định.
Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật đã đưa ra các quy định rất cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng. Căn cứ vào tính chất và hành vi vi phạm cụ thể mà mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng từ 1.000.000 đến 35.000.000 theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về một số hình phạt khác đối với hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng:
Ngoài hình phạt tiền, pháp luật quy định các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng như sau:
– Thứ nhất: Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 09 tháng đến 12 tháng đối với một trong các hành vi sau:
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch khi chưa xác định đầy đủ các chủ thể của hợp đồng, giao dịch.
+ Hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch khi chưa có chữ ký của chủ thể hợp đồng, giao dịch.
+ Hành vi chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng văn phòng công chứng khi văn phòng công chứng hoạt động chưa đủ 02 năm.
– Thứ hai: Các hình thức xử phạt bổ sung đó là:
+ Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, đ, i, m và q khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
+ Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 4, các điểm c và d khoản 6 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
+ Tịch thu tang vật là quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc thẻ công chứng viên bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 2 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
– Thứ ba: Biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm m khoản 2 và điểm h khoản 4 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3, điểm i khoản 4, khoản 5, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
+ Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại các điểm m và q khoản 3, các điểm a, b, d, đ, e, g, p và q khoản 4, khoản 5, các điểm b và c khoản 6 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Đến với Công ty Luật 24H, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan
1. Tư vấn trực tuyến
Đây là hình thức mà quý khách hàng trên toàn quốc có thể tư vấn giải đáp các sai phạm của công chứng viên hoàn toàn trực tuyến. Thông qua một cuộc gọi đến tổng đài tư vấn mọi lĩnh vực đời sống và các thông tin pháp luật mà bạn cần biết 1900 6574 mọi vấn đề liên quan đến thủ tục của bạn đều được các Luật sư uy tín – nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn – hỗ trợ!
2. Tư vấn qua email
Các bước để sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn có trả phí:
– Bước 1: Gửi email câu hỏi và tài liệu vụ việc về hòm thư điện tử: hangluat24h@gmail.com
– Bước 2: Thanh toán phí dịch vụ qua tài khoản ngân hàng.
– Bước 3: Gọi điện đến số 1900 6574 để xác nhận đã gửi câu hỏi, đã thanh toán phí và xác nhận thời gian nhận được câu trả lời của Luật sư!
3. Tư vấn tại văn phòng hoặc tư vấn tại nhà
Công ty tạo điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Khách hàng có thể được tư vấn trực tiếp hoặc tư vấn gián tiếp (qua hotline, website, gmail)
+)Các nội dung khách hàng được tư vấn:
Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội;
Tư vấn pháp luật dân sự;
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp;
Tư vấn pháp luật đất đai – nhà ở;
Tư vấn pháp luật đầu tư;
Tư vấn pháp luật giao thông;
Tư vấn pháp luật hôn nhân;
Tư vấn pháp luật lao động;
Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự;
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ;
Tư vấn pháp luật tài chính;
Tư vấn pháp luật thừa kế;
Tư vấn pháp luật thuế;
Tư vấn pháp luật thương mại;
Tư vấn pháp luật xây dựng
+)Soạn thảo hồ sơ liên quan đến các vấn đề khác nhau:
Chúng tôi sẽ giúp bạn trong việc Tư vấn hồ sơ khởi kiện; Xác định thời hiệu khởi kiện; Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; Tư vấn thu thập chứng cứ, tài liệu chuẩn bị khởi kiện; Đại diện khách hàng nộp hồ sơ khởi kiện;
-Soạn thảo và kiểm tra các loại hợp đồng, làm chứng các bên ký hợp đồng;
-Soạn thảo văn bản, hồ sơ, các loại đơn từ.
+)Bảo vệ/ Bào chữa tại cơ quan có thẩm quyền:
-Luật sư tham gia tố tụng để bào chữa cho người bị buộc tội trong vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
-Bảo vệ cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
-Bảo vệ cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự;
-Bảo vệ cho người khởi kiện, người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Tham khảo: Công ty Luật 24H
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến Biết sai, nhưng vẫn “công chứng” bị xử lý như thế nào?. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline:1900 6574; truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
>>Xem thêm: Bố mẹ ly hôn ông bà nội có được quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cháu không?- Luật 24h
>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Các bước để ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"