Chi phí phúc lợi có được tính vào chi phí khấu trừ không

Chi phí phúc lợi có được tính vào chi phí khấu trừ không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau

Căn cứ pháp lý:

Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi Thông tư 78/2014/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Giải quyết vấn đề

Chi phí phúc lợi có được tính vào chi phí khấu trừ không
Chi phí phúc lợi có được tính vào chi phí khấu trừ không?

1. Khấu trừ thuế GTGT là gì? Quy định khấu trừ thuế GTGT

Khấu trừ thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là khấu trừ thuế VAT là hoạt động doanh nghiệp xác định số thuế GTGT phải nộp bằng cách lấy thuế GTGT đầu ra trừ đi thuế GTGT đầu vào. Về bản chất, khi nhập hàng hóa, doanh nghiệp sẽ phải trả thuế GTGT đầu vào cho hàng hóa đó và sau đó khi bán sản phẩm ra ngoài thị trường, khách hàng sẽ phải trả thuế GTGT đầu ra. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng giúp giải quyết việc thu thuế trùng lặp trên một hàng hóa. Ngoài ra, việc khấu trừ thuế phản ánh đúng tính chất của thuế GTGT do nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT là đánh vào người tiêu dùng cuối chứ không phải doanh nghiệp. 

Khấu trừ thuế VAT, cũng như các nghiệp vụ thuế khác, đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Nhà nước. Thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp sẽ được tính bằng cách lấy thuế GTGT đầu ra trừ đi thuế GTGT đầu vào. Trong đó, thuế GTGT đầu ra được tính bằng tổng thuế GTGT thu được từ hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra và được thể hiện trên hóa đơn GTGT. Thuế GTGT đầu vào được tính bằng tổng thuế GTGT được ghi trên hóa đơn nhập hàng hóa. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng cách tính thuế này mà chỉ những doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ mới được áp dụng. Ngoài ra, chỉ các hóa đơn đầu vào đáp ứng quy định của Luật thuế GTGT mới được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng. 

2. Các khoản chi phí phúc lợi cho người lao động

Theo Khoản 2.30 Điểm 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC  sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014 quy định, các khoản có tính chất phúc lợi trực tiếp cho người lao động bao gồm:

– Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động.

– Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị.

– Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo.

– Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau.

– Chi khen thưởng con  của người lao động có thành tích tốt trong học tập.

– Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động.

– Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động.

Ngoài ra còn có một số chi phí khác cũng được quy định là chi phúc lợi:

– Tiền hỗ trợ thêm khi chấm dứt hợp đồng lao động.

– Chi phí phúc lợi hoạt động phong trào ngày 8/3, 20/10.

– Tiền lì xì mừng năm mới cho nhân viên.

– Tiền mừng sinh nhật nhân viên.

– Học phí trả hộ cho con của người Việt Nam.

– Thuê tư vấn sức khỏe cho người nước ngoài.

– Tặng hàng hóa cho nhân viên.

– Thưởng voucher cho người lao động.

– Thưởng tour du lịch cho nhân viên xuất sắc.

Những điều này đều có công văn, văn bản được Tổng Cục thuế thông qua.

3. Mức khống chế chi phí phúc lợi cho người lao động

Theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC và Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

– Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.

– Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

– Quỹ tiền lương thực hiện là: Tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Ví dụ: Công ty A năm 2021 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2021 như sau:

1 tháng lương bình quân = (12.000.000.000 đồng : 12 tháng) = 1.000.000.000 đồng.

4. Chi phí phúc lợi có được khấu trừ thuế GTGT

– Các khoản chi phúc lợi cho công nhân viên được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nếu có đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp quy định.

– Các khoản chi có tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định.

– Các khoản chi được thanh toán không dùng tiền mặt với các hóa đơn từ trên 20 triệu trở lên.

– Chi phí phúc lợi cho nhân viên được khấu trừ thuế GTGT tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ.

5. Cần gì để được trừ Chi phí phúc lợi cho nhân viên?

Khoản 4 Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đó, Các khoản chi phí phúc lợi cho người lao động được trừ thì cần:

– Quy chế lương thưởng của DN (Trong đó quy định cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng)

– Hợp đồng kinh tế, Thanh lý hợp đồng…(VD: Hợp đồng với Công ty du lịch về việc đi nghỉ mát)

– Bảng kê danh sách người lao động được tham gia đi nghỉ mát, đi học…

– Quyết định của Giám đốc (về việc đi nghỉ mát, đi học..), Quyết định phê duyệt kinh phí.

– Hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ như: Hóa đơn của Cty du lịch, hóa đơn khách sạn, ăn uống, hóa đơn tiền học phí (nếu đi học), đi lại ngày lễ tết (Phải có cuống vé, vé …), điều trị (Phải có hóa đơn viện phí, hồ sơ bệnh án …)

Lưu ý: Nếu giá trị thanh toán ghi trên hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Chi phí phúc lợi có được tính vào chi phí khấu trừ không? Bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kinh doanh dịch vụ golf có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Kinh doanh dịch vụ golf có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không? Kinh doanh dịch vụ go...

Xem thêm

Chi phí loại trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

Chi phí loại trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp? Chi phí loại trừ khi tính thuế th...

Xem thêm

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào?

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào? Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như thế nào?...

Xem thêm

Chính sách thuế cho xây dựng trung tâm huấn luyện phòng cháy chữa

Chính sách thuế cho xây dựng trung tâm huấn luyện phòng cháy chữa Chính sách thuế cho x...

Xem thêm

Quy định về các mức thuế môn bài

Quy định về các mức thuế môn bài theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, ...

Xem thêm

Thuế môn bài và những điều cần biết

Thuế môn bài và những điều cần biết theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm

Mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân

Mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7,...

Xem thêm

Mẫu tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Mẫu tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Kinh doanh vận tải nộp những thuế nào?

Kinh doanh vận tải nộp những thuế nào? 1.Cơ sở pháp lý  Nghị định 10/2020/NĐ-CP Thông t...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574