Quy hoạch hệ thống du lịch?
Quy hoạch hệ thống du lịch? .luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Quyết định 933/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Giải quyết vấn đề
1.Mục tiêu lập quy hoạch
– Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; kết nối các ngành, các vùng theo quy hoạch tổng thể quốc gia.
– Tạo công cụ hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển du lịch; cơ sở huy động nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch;
– Xác định cơ sở định hướng phát triển du lịch cho các vùng, khu vực động lực, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng phát triển du lịch khác trong các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác liên quan đến lĩnh vực du lịch; quản lý, điều hành hoạt động phát triển du lịch, xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch trung và dài hạn.
2.Nội dung quy hoạch
a) Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hệ thống du lịch
– Phân tích, đánh giá về: điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa; hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch; tính hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch; thực trạng ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ trong phát triển du lịch.
– Phân tích, đánh giá vị thế, vai trò và đóng góp của du lịch đối với kinh tế – xã hội; bối cảnh, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện quốc tế tác động đến phát triển du lịch.
– Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch, sự phù hợp về phân bổ phát triển không gian của hệ thống du lịch quốc gia.
– Đánh giá tổng hợp thực trạng phát triển du lịch Việt Nam.
b) Đánh giá liên kết ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển hệ thống du lịch
– Phân tích, đánh giá vai trò, vị trí của du lịch Việt Nam trong khu vực và quốc tế, cũng như trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế mà Việt Nam tham gia.
– Phân tích, đánh giá sự kết nối, đồng bộ giữa du lịch trong nước và quốc tế, chú trọng các nước trong khu vực và các thị trường trọng điểm.
– Phân tích đánh giá sự liên kết, phối hợp giữa các vùng, các địa phương trong phát triển du lịch.
– Phân tích, đánh giá sự liên kết giữa phát triển du lịch với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng năng lượng, hạ tầng môi trường, hạ tầng nông nghiệp, hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia.
– Phân tích, đánh giá sự liên kết giữa phát triển du lịch với các ngành, lĩnh vực liên quan.
– Phân tích, đánh giá mối liên kết, hợp tác công tư trong phát triển du lịch.
c) Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống du lịch quốc gia trong thời kỳ quy hoạch
– Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển du lịch trong nước, phù hợp với xu thế phát triển của du lịch khu vực và thế giới.
– Xác định yêu cầu về dự báo các rủi ro, nguy cơ và tác động của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu đối với phát triển du lịch trong thời kỳ quy hoạch.
d) Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế – xã hội đối với phát triển du lịch; những cơ hội và thách thức phát triển của hệ thống du lịch
– Phân tích, đánh giá cơ hội và thách thức, vai trò và vị thế của ngành du lịch trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.
– Xác định nhu cầu phát triển hệ thống du lịch trên cả nước và theo vùng lãnh thổ phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
– Xác định yêu cầu đánh giá khả năng đáp ứng cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng phục vụ phát triển du lịch so với yêu cầu phát triển.
đ) Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống du lịch trong thời kỳ quy hoạch
e) Xác định phương án, định hướng phát triển hệ thống du lịch trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ
– Yêu cầu nội dung và định hướng phát triển sản phẩm du lịch.
– Yêu cầu nội dung phát triển thị trường khách du lịch.
– Yêu cầu nội dung định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch, hệ thống khu du lịch quốc gia; giải pháp phát triển kiến trúc và cảnh quan.
– Yêu cầu nội dung quản lý hệ thống du lịch từ trung ương đến địa phương, tổ chức hệ thống cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp du lịch.
– Yêu cầu nội dung định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch.
– Yêu cầu nội dung định hướng phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch quốc gia khác.
g) Định hướng bố trí sử dụng đất, diện tích mặt nước (ao, hồ, sông, biển) cho phát triển hệ thống du lịch và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến phát triển hệ thống du lịch
– Định hướng bố trí sử dụng đất, diện tích mặt nước cho phát triển hệ thống du lịch.
– Xác định yêu cầu đối với đề xuất các định hướng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Xác định yêu cầu đối với đề xuất các định hướng về bảo tồn sinh thái, danh lam thắng cảnh, di tích, di sản có liên quan đến việc phát triển du lịch.
h) Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch và thứ tự ưu tiên thực hiện
– Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống du lịch quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.
– Nguyên tắc xác định danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của ngành; đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án.
– Xác định căn cứ dự kiến tổng mức đầu tư và phương án phân kỳ đầu tư.
i) Xây dựng giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch
– Giải pháp thực hiện quy hoạch, gồm: Giải pháp về phát triển sản phẩm – thị trường du lịch; giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch; giải pháp phát triển doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch; giải pháp liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch; giải pháp phối hợp liên ngành, liên địa phương trong phát triển du lịch; giải pháp về đầu tư phát triển du lịch; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về tổ chức, quản lý; giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và phát triển du lịch; giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng; giải pháp khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch; giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch; giải pháp khắc phục tính mùa vụ, kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của khách và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật.
– Xác định nguồn lực để thực hiện quy hoạch, gồm: Nguồn lực về tài nguyên du lịch; về hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; về con người; về vốn đầu tư; về khoa học công nghệ; về chính sách, thể chế và các nguồn lực khác.
k) Đánh giá môi trường chiến lược: Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch hệ thống du lịch là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và được tích hợp trong Báo cáo Quy hoạch.
3. Các phương pháp lập Quy hoạch
a) Các phương pháp chủ yếu lập quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia bảo đảm đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, tính thực tiễn, độ tin cậy của phương pháp tiếp cận và yêu cầu về tiến độ lập quy hoạch, gồm: Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập thông tin tài liệu; phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu, bản đồ; phương pháp dự báo; phương pháp tích hợp quy hoạch; phương pháp kế thừa, điều chỉnh, chọn lọc, kinh nghiệm trong nước và quốc tế; phương pháp toán thống kê; phương pháp chuyên gia, hội nghị, hội thảo và tham vấn cộng đồng.
b) Các phương pháp khác: Phân tích hệ thống, so sánh, tương quan, thực nghiệm và các phương pháp phân tích chuyên ngành cùng được sử dụng trong quá trình lập quy hoạch.
4. Thành phần, tiêu chuẩn và quy cách hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
– Tờ trình Thủ tướng Chính phủ và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch.
– Báo cáo thuyết minh tổng hợp; báo cáo tóm tắt.
– Hệ thống bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch (theo quy định về xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch).
– Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch, bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến về quy hoạch.
– Báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định quy hoạch; bản sao ý kiến của chuyên gia, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan; báo cáo phản biện của tư vấn phản biện độc lập (nếu có).
– Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định.
b) Tiêu chuẩn và quy cách hồ sơ
– Phần hồ sơ văn bản: Báo cáo thuyết minh tổng hợp; báo cáo tóm tắt quy hoạch; dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch; các báo cáo thuyết minh chuyên đề được đóng thành quyển, in trên khổ giấy A4.
– Các bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch được in màu, tỷ lệ bản đồ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.
– Cơ sở dữ liệu của quy hoạch được thực hiện theo quy định về xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
5. Chi phí lập quy hoạch
a) Chi phí lập Quy hoạch hệ thống du lịch được sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định pháp luật khác có liên quan.
b) Căn cứ Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định mức cho hoạt động quy hoạch Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lập dự toán, thẩm định và quyết định cụ thể chi phí lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Thời hạn lập quy hoạch:
Không quá 24 tháng tính từ ngày Nhiệm vụ lập Quy hoạch được phê duyệt.
7. Tổ chức thực hiện
– Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Cơ quan lập quy hoạch: Do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.
– Tổ chức tư vấn lập quy hoạch: Lựa chọn theo quy định của pháp luật
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quy hoạch hệ thống du lịch? , bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến các vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự, đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến Quy hoạch hệ thống du lịch?. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"