Doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh hay công ty con
Doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh hay công ty con? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Giải quyết vấn đề
1. Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
a. Công ty con là gì?
Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó.
Cụ thể là công ty con thuộc quản lý của công ty mẹ và được thành lập theo quy trình tương tự công ty mẹ.
Công ty con thường được công ty mẹ góp trên 50% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn nhưng vẫn cho phép công ty mẹ khống chế hợp pháp các hoạt động kinh doanh.
b. Chi nhánh là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp
c. Nên mở công ty con hay chi nhánh?
Về cơ bản, cả chi nhánh và công ty con đều có khả năng thực hiện các chức năng kinh doanh như tham gia ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ và có thể thực hiện các hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên.
Ngoài ra, dù được thành lập theo hình thức nào thì chi nhánh hay công ty con cũng đều phải chịu các loại thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cùng các loại thuế theo hoạt động của từng đơn vị.
Do đó, việc nên thành lập công ty con hay chi nhánh sẽ tùy theo mục đích của từng chủ thể.
Chi nhánh bản chất là đơn vị thuộc công ty và chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh.
Còn công ty con là có sự góp vốn đầu tư của công ty mẹ. Công ty mẹ có thể đầu tư 100% vốn hoặc có thể hợp tác với cá nhân, tổ chức khác để mở công ty (Công ty mẹ luôn chiếm 50% vốn trở lên), và công ty con hoàn toàn có thể đăng ký ngành nghề giống công ty mẹ hoặc khác công ty mẹ đều được.
Bên cạnh đó, việc thành lập chi nhánh hay công ty con là tùy thuộc vào nhu cầu phát triển của công ty và ưu nhược điểm của 2 hình thức này.
2. Ưu nhược điểm của công ty con
a. Ưu điểm của công ty con
Việc các doanh nghiệp đổ xô thành lập công ty con vì công ty con mang những ưu điểm sau:
- Việc mở công ty con sẽ giúp cho các doanh nghiệp muốn đầu tư kiếm lời trong những ngành nghề mới mà không làm ảnh hưởng tới công ty mẹ.
- Thuận lợi hoạt động đa ngành nghề, thuận lợi trong việc quản lý thu chi lợi nhuận, phát triển ở lĩnh vực chuyên biệt, tăng khả năng cạnh tranh, có tư cách pháp nhân, được cấp giấy chứng đăng ký doanh nghiệp,…
- Một công ty con được thành lập sẽ là một cá thể hoạt động độc lập theo từng lĩnh vực riêng, Công ty mẹ sẽ là nguồn đầu tư tài chính, thiết bị, công nghệ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công ty còn hoạt động, thu được hiệu quả cao với những lĩnh vực chuyên môn.
- Một công ty mẹ có thể lập ra nhiều công ty con, và nếu các công ty con đó cùng chuyên về một lĩnh vực sẽ tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đẩy mạnh hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho công ty tổng.
b. Nhược điểm của công ty con
Việc thành lập công ty con mang nhiều lợi ích lớn, tuy nhiên cũng phải đối mặt với một số rủi ro như:
- Về trách nhiệm của chủ sở hữu thì chủ sở hữu công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
- Về nghĩa vụ nộp thuế thì công ty con không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty.
3. Ưu nhược điểm của chi nhánh
a. Ưu điểm của chi nhánh
Doanh nghiệp sở hữu chuỗi chi nhánh sẽ đạt được rất nhiều lợi ích. Mở cửa hàng ở nhiều địa điểm sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng mới, tăng độ nhận diện thương hiệu. Nhiều khách hàng tức là doanh thu và lợi nhuận cũng tăng theo, hơn nữa uy tín thương hiệu cũng ngày một cao.
Việc mở thêm chi nhánh giúp các doanh nghiệp có thể phân tán rủi ro : Nhiều cửa hàng sẽ giúp bạn giảm các rủi ro về hàng bán, doanh thu, tài chính, uy tín,… Khi một trong số các chi nhánh gặp vấn đề, có thể nhận được sự hỗ trợ từ các chi nhánh khác.
Tùy vào nhu cầu, sở thích của khách hàng từng khu vực, người quản lý có thể linh hoạt điều chỉnh định hướng kinh doanh cho phù hợp từng chi nhánh.
b. Nhược điểm của chi nhánh
Về ngân sách tài chính: Tài chính của chi nhánh phải phụ thuộc vào doanh nghiệp và doanh nghiệp có nghĩa vụ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh tài chính từ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Về quyền đại diện: Chi nhánh chỉ được đại diện khi có sự ủy quyền từ tổng công ty và phải tuân thủ đúng các điều kiện cũng như quy trình pháp lý của nhà nước. Người đại diện hợp pháp cho công ty có quyền điều phối, giải quyết toàn bộ vấn đề phát sinh ở chi nhánh và các vấn đề cần đại diện
Về trách nhiệm của chủ sở hữu: Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm toàn bộ khi giải thể, phá sản.
Với những công ty hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực thì quá trình triển khai kế hoạch kinh doanh rất phức tạp đó là chưa kể đến khâu quản lý thu chi hay lợi nhuận cũng là một vấn đề lớn. Vậy thì yêu cầu bắt buộc đặt ra cho các công ty này là thành lập công ty con.
Việc thành lập chi nhánh công ty phù hợp với các doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh. Chi nhánh công ty có thể vừa là địa điểm kinh doanh vừa là văn phòng đại diện có thể thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền. Nếu công ty bạn muốn mở rộng kinh doanh sang những tỉnh thành phố khác thì thành lập chi nhánh là phù hợp nhất.
Để quyết định nên thành lập công ty con hay chi nhánh, doanh nghiệp cần xem xét nhiều góc độ, yếu tố, hoàn cảnh khác nhau để có lựa chọn phù hợp nhất.
Như vậy, việc thành lập công ty con sẽ phù hợp với việc công ty mẹ muốn đầu tư kinh doanh trong một lĩnh vực mới mà không để ảnh hưởng tới công ty mẹ, tăng nguồn lợi nhuận cho công ty mẹ. Trong khi đó, việc thành lập chi nhánh sẽ phù hợp với việc công ty muốn mở rộng thị trường hoạt động của công ty tại một địa phương hoặc một nước mới, mà chi nhánh đó vẫn thuộc sự kiểm soát và thực hiện các chức năng giống với công ty thành lập. Cho nên, tùy thuộc vào mục đích bạn muốn là gì mà lựa chọn việc thành lập chi nhánh hoặc mở công ty con.
Đặc điểm chung của công ty con và chi nhánh là chịu sự phụ thuộc về mặt tài chính và quyết định, được thành lập từ một công ty chính. Điểm khác biệt lớn nhất là trách nhiệm về tài sản và thủ tục về kế toán – thuế.
Như vậy, để mở rộng phạm vi kinh doanh, công ty có thể lựa chọn thành lập công ty con hoặc chi nhánh. Tùy thuộc vào mục đích, tầm nhìn và phương hướng của công ty để có quyết định phù hợp.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh hay công ty con, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"