Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia?

Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia theo pháp luật? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Quyết định 32/2012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Giải quyết vấn đề

1.MỤC TIÊU

_Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, góp phầnbảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

_Cung cấp các dịch vụ viễn thông vi chất lượng tốt, giá cước hợp lý trên cơ sở cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Tăng cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã được xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ.

_Phát triển bền vững thị trường viễn thông, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông theo các quy định của pháp luật về cạnh tranh. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông.

_Ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.

_Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử.

2.CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN

Đến năm 2015:

a) Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 15-20 đường/100 dân; tỷ lệ thuê bao điện thoại di động 140 máy/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định từ 6 – 8 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 20 – 25 thuê bao/100 dân;

b) Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 – 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 15 – 20%; tỷ lệ người sử dụng Internet 40 – 45% dân số;

c) Phủ sóng thông tin di động đến trên 90% dân số trên cả nước;

d) Trên 90% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng;

đ) Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,5-2 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 10 – 12 tỷ USD, chiếm khoảng 7-8% GDP.

Đến năm 2020:

a) Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 20 – 25 đường/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định 15-20 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 35 – 40 thuê bao/100 dân;

b) Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 – 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 35 – 40%; tỷ lệ người sử dụng Internet 55 – 60%;

c) Phủ sóng thông tin di động đến trên 95% dân số cả nước, các tuyến đường giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, các điểm trọng yếu kinh tế, quốc phòng, an ninh;

d) 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng;

đ) Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,2 – 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15 – 17 tỷ USD, chiếm khoảng 6 – 7% GDP.

3.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

_Định hướng phát triển thị trường:

a) Bảo đảm thị trường viễn thông phát triển bền vững theo hướng chất lượng, hiệu quả trên cơ sở tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Đối với một số thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng (cố định đường dài trong nước, quốc tế; di động; Internet băng rộng), thông qua các chính sách cấp phép, kết nối, kiểm soát bình ổn thị trường và quy hoạch tài nguyên viễn thông phù hợp để một mặt đảm bảo mỗi thị trường có ít nhất 3 doanh nghiệp tham gia hoạt động nhằm thúc đẩy cạnh tranh, mặt khác tránh việc tham gia quá nhiều, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhà nưc đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực viễn thông dẫn đến cạnh tranh quá mức và hiệu quả kinh doanh trên thị trường thp.

b) Phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông thông qua chính sách cấp phép kinh doanh viễn thông và từng bước cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông mà nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Mặt khác để phát triển thị trường viễn thông theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo an ninh kinh tế trong hoạt động vin thông, Nhà nước tiếp tục nắm cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

c) Cơ cấu lại thị trường viễn thông trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp viễn thông nhằm hình thành 03 – 04 các tập đoàn, tng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài nguyên viễn thông. Kim soát chặt chẽ việc tập trung kinh tế và việc quản lý, phân bổ nguồn lực, tài nguyên viễn thông một cách hợp lý để chống xu hướng độc quyền hóa trong hoạt động viễn thông.

d) Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông có đủ năng lực, điều kiện mở rộng kinh doanh và đu tư ra thị trường nước ngoài trên cơ sở tuân thủ luật pháp và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

_Định hướng phát triển mạng lưới:

a) Đẩy mạnh việc phát triển mạng truy nhập băng rộng đến hộ gia đình trên cơ sở ưu tiên phát triển mạng truy nhập hữu tuyến (cáp đồng, cáp quang). Mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) nhằm cung cấp khả năng truy nhập băng rộng vô tuyến cho cá nhân ở mọi nơi, mọi lúc.

b) Nâng cao năng lực hệ thống truyền dẫn đường dài trong nước và quốc tế, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các hệ thống hiện có, đồng thời đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các tuyến truyền dẫn cáp quang mặt đất, cáp quang biển quốc tế, nội địa với dung lượng ln và phóng thêm các vệ tinh viễn thông phục vụ thị trường trong nước và khu vực.

c) Từng bước thựhiện việc số hóa hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát; thanh, truyền hình mặt; đất trên cả nước. Tạo điều kiện cho việc phát triển hệ thống truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp trên cơ sở ưu tiên việc ứng dụng công nghệ số và sử dụng cáp quang.

d) Bảo đảm tính thống nhất, toàn vẹn và an toàn, an ninh cao nhất trong việc đầu tư trang thiết bị để thiết lập mạng lưới, khai thác, cung cấp và sử dụng dịch vụ.

đ) Quy hoạch, xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thống nhất, đồng bộ. Triển khai việc ngầm hóa mạng cáp viễn thông, chỉnh trang hệ thống các cột anten theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo yêu cầu về cảnh quan, môi trường, quy hoạch đô thị và an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông. Tăng cường chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông và dùng chung hạ tầng kỹ thuật công cộng liên ngành nhằm bảo đảm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi, nhanh chóng.

e) Phát triển mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan, tổ chức trên cơ sở tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của mạng viễn thông công cộng, đặc biệt là mạng truyn dẫn trong nước của các doanh nghiệp viễn thông.

g) Tăng cường năng lực cho các mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan ĐảngNhà nước, quốc phòng, an ninh. Phân định rõ hoạt động kinh doanh viễn thông với nhiệm vụ viễn thông công ích nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, của mạng viễn thông công cộng và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, nhà nước, quốc phòng, an ninh.

h) Xây dựng hệ thống viễn thông dùng riêng thống nhất phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai. Đẩy mạnh phát triển hiện đại hoá mạng lưới viễn thông bin, đảo nhằm đảm bảo thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng, an toàn sinh mạng con người trên biển.

_Định hướng phát triển dịch vụ:

a) Phátriển các dịch vụ viễn thông mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mạng viễn thông đã được đầu tư.

b) Phổ cập các dịch vụ viễn thông công ích một cách hiệu quả trên cơ sở tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các vùng công ích và hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

c) Bảo đảm cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho cơ quan Đảng, nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội trên phạm vi cả nước. Việc cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho người dân được thực hiện theo cơ chế thị trường tại các đô thị, vùng đồng bằng và theo cơ chế viễn thông công ích tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ thông tin di động và dịch vụ Internet băng rộng đến mọi vùng miền, hộ gia đình và người dân trên cả nước.

d) Giảm chi phí, hạ giá thành để cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước hp lý phù hợp với điều kiện thu nhập của người dân, đồng thời từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện nay còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

đ) Kiểm soát chặt chẽ giá thành, cập nhật giá cước trung bình của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế để quản lý giá cước theo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp, bảo đảm bình ổn giá, không tăng giá quá mức ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng, đồng thời không phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp và mất ổn định thị trường.

e) Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trên cơ sở xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ.

g) Tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực chất lượng dịch vụ thông qua việc tiến hành công bố, hợp chuẩn, hợp quy, kiểm định, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính một cách nghiêm minh và kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.

_Định hướng phát triển công nghệ:

a) Việc phát triển, ứng dụng công nghệ viễn thông phải phù hp với xu hướng chung trên thế giới và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Thời điểm triển khai đối với một công nghệ mới cần phải được xem xét trên cơ sở hiệu quả đầu tư, nhu cầu của thị trường, lợi ích của xã hội và mức độ hoàn thiện của công nghệ.

b) Phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông trên nền tảng mạng lõi thế hệ sau, mạng truy nhập băng rộng, mạng Internet IPv6, mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng viễn thông thống nhất.

c) Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ viễn thông thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng để đáp ứng các yêu cầu của biến đi khí hậu toàn cu.

_Định hướng quy hoạch và sử dụng tài nguyên viễn thông:

a) Bảo đảm việc quy hoạch, phân b, chuyn nhượng tài nguyên vin thông một cách công khai, công bằng và minh bạch, đáp ứng yêu cầu hình thành một thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh. Kiểm soát chặt chẽ việc tích luỹ tài nguyên viễn thông, đặc biệt là tn số vô tuyến điện thông qua việc mua bán, sát nhập, chuyển giao các doanh nghiệp viễn thông để tránh việc phá vỡ quy hoạch tài nguyên viễn thông và giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường.

b) Áp dụng cơ chế thị trường như đấu giá, thi tuyển, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số, kho số viễn thông, tên miền, địa chỉ Internet, nhằm lựa chọn được các doanh nghiệp có đủ năng lực kinh tế, tài chính, kỹ thuật, lao động tham gia thị trường và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên viễn thông.

c) Quy hoạch và phân bổ tài nguyên viễn thông, đặc biệt là phổ tần số vô; tuyến điện theo hưng ưu tiên thúc đẩy phát triển mạng truy nhập vô tuyến băng rộng, mạng thông tin di động thế hệ tiếp theo, mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số.

d) Từ nay đến năm 2014 từng bước nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và từ năm 2015 xem xét triển khai dịch vụ viễn thông di động băng rộng thế hệ tiếp theo tại các băng tần mi đã được quy hoạch phù hợp với xu hướng chung của thế giới và điều kiện phát triển cụ thể của Việt Nam.

đ) Từ năm 2020 xem xét việc sắp xếp lại các băng tần hiện dùng, cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2, phát thanh, truyền hình tương tự mặt đất để sử dụng cho hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo.

4.CÁC GIẢI PHÁP

_Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về viễn thông

a) Xây dựng, hướng dẫn, triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình có liên quan đến quản lý và phát triển viễn thông giai đoạn 2011 – 2020.

b) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật viễn thông, Luật tần số vô tuyến điện.

c) Đẩy mạnh việc xây dựng, chuyển đổi, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về viễn thông cho phù hợp với sự phát triển của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

d) Xây dựng cơ chế, chính sách; quy định quản lý về cấp phép, giá cước, chất lượng dịch vụ, kết nối, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật viễn thông, an toàn mạng lưới, an ninh thông tin phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ, dịch vụ trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

đ) Nghiên cứu, áp dụng các cơ chế đầu tư, đấu thầu đặc thù trong lĩnh vực viễn thông để một mặt bảđảm tính thống nhất của mạng lưới (không có quá nhiu chủng loại thiết bị trên mạng lưới gây khó khăn cho quá trình kết nối, điều hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị), mặt khác tránh tình trạng mạng lưới bị phụ thuộc quá lớn vào một nhà cung cấp thiết bị dẫn đến phụ thuộc vào công nghệ và giá cả gây thiệt hại cho lợi ích của doanh nghiệp và quốc gia.

e) Xây dựng, triển khai các chương trình viễn thông công ích theo hướng đổi mới loại hình, phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, kết hp hỗ trợ theo vùng, miền và hỗ trợ theo đối tượng sử dụng dịch vụ, chuyển từ việc giao kế hoạch sang đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

_Giải pháp về khoa học – công nghệ

a) Tập trung nguồn lực về tài chính và con người cho nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao năng suất lao động và năng lực canh tranh của các doanh nghiệp viễn thông.

b) Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ cao trong việc thiết lập mạng lưới, cung cấp dịch vụ và sản xuất, lắp ráp các thiết bị đầu cuối viễn thông, đặc biệt là thiết bị di động, thiết bị thu xem truyền hình số nhằm giảm giá thành, phổ cập nhanh các dịch vụ viễn thông đến người dân với chất lượng tốt và giá cước hp lý.

c) Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ giữa viện nghiên cứu, nhà trường và doanh nghiệp viễn thông nhằm áp dụng nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào thực tiễn.

d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, khai thác mạng lưới, cung cấp dịch vụ để giảm chi phí, giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông.

_Giải pháp về tổ chức

a) Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để trên cơ sở đó cơ cấu lại thị trường viễn thông theo hướng phát triển bền vững, hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh. Đẩy mạnh việc sắp xếp, tổ chức lại các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành viễn thông (thống nhất về mạng lưới, hội tụ về công nghệ và dịch vụ) nhm nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.

b) Thực hiện việc mua bán, sáp nhập, chuyển giao theo cơ chế thị trường các doanh nghiệp viễn thông hoạt động kém hiệu quả, quy nhỏ để hình thành các doanh nghiệp viễn thông mạnh có năng lực cạnh tranh cao làm chủ thị trường trong nước và vươn ra quốc tế. Mặt khác kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp viễn thông khống chế thị trường thực hiện việc tập trung kinh tế, chuyển quyền sử dụng tài nguyên viễn thông làm phá vỡ quy hoạch và làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường.

c) Tiến hành cổ phần hóa và thoái vốn khỏi các doanh nghiệp viễn thông mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông và bảo đảm thực hiện quy định về sở hữu theo Luật viễn thông.

d) Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý về viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện, hạ tầng kỹ thuật phát thanh truyền hình phù hợp với xu hưng phát triển của công nghệ và điều kiện của Việt Nam.

đ) Hoàn thành việc tái cấu trúc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong hoạt động viễn thông nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

_Giải pháp về nguồn lực

a) Sử dụng nguồn vốn từ Quỹ viễn thông công ích để hỗ trợ, cho vay các chương trình, dự án phát triển hạ tầng và phổ cập dịch vụ viễn thông đến các vùng công ích và các đối tượng chính sách xã hội.

b) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tng viễn thông băng rộng; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động như hệ thống cột anten, cột treo cáp, cống bể, cáp; đa dạng, hóa các dịch vụ viễn thông. Có những cơ chế về vốn, giải pháp công nghệ và mô hình kinh doanh phù hợp để thu hút đầu tư viễn thông vào các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng khó khăn.

c) Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển nước ngoài (ODA) cho việc xây dựng hạ tầng và phổ cập dịch vụ viễn thông, Internet băng rộng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, trung tâm thông tin cộng đồng, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, thư viện và phục vụ các nhiệm vụ công ích khác.

d) Nhà nước hỗ trợ đối với các chương trình dự án truyền thông, đào tạo nguồn nhân lực viễn thông chất lượng cao và nâng cao kỹ năng số cho người dân tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

đ) Tích cực hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực thiết kế, ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông ngay trong các trường đại học có nội dung liên quan đến viễn thông và công nghệ thông tin.

_Giải pháp về hợp tác quốc tế

a) Đy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc và giải pháp phù hợp với lợi ích và điều kiện cụ thể của Việt Nam khi tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

b) Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế về viễn thông. Phối hợp trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách, pháp luật viễn thông, đào tạo chuyên gia quản lý, kỹ thuật viễn thông.

c) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực viễn thông phù hợp với pháp luật Việt Nam và các quy hoạch về viễn thông.

d) Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

_Giải pháp về thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Nâng cao và thống nhất nhận thức, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nội dung của Quy hoạch này tới tất cả các cấp, các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia?

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách check quy hoạch trực tuyến mới nhất

Cách check quy hoạch trực tuyến mới nhất . Hiện tại có hai cách phổ biến để tra cứu quy...

Xem thêm

Quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia

Quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia Quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia như thế...

Xem thêm

Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng

Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng như t...

Xem thêm

Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù

Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, luật 24H cam kết ...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch...

Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng , luật 24H ...

Xem thêm

Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây...

Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, luật 24H cam k...

Xem thêm

Nội dung quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước

Nội dung quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, luật 24H cam kết tư vấn 24...

Xem thêm

Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thô...

Xem thêm

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, k...

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước lu...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574