Con yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn cho bố có được không – Luật 24h
Con yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn cho bố có được không ? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, hoặc liên hệ qua hotline: 1900 65 74
Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.
Ly hôn là chuyện của hai người nhưng những người cha/mẹ thân thích có được quyền yêu cầu ly hôn thay cho con cái của mình không? Trường hợp này, cha mẹ quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay con gái được không? Để được yêu cầu ly hôn cần điều kiện gì?
1.Cơ sở pháp lý
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
2.Giải quyết vấn đề
Ly hôn bao gồm hai trường hợp: ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên) và thuận tình ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của cả vợ, chồng).
Vậy ai là người có quyền yêu cầu ly hôn trong các trường hợp trên?
Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900 65 74
>>Xem thêm: Nộp hồ sơ nuôi con nuôi ở đâu theo quy định của pháp luật – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Mẹ co con làm con nuôi người khác có phải hỏi ý kiến của chông khi đã ly hôn – Hãng luật 24H
Người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì những người sau có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người đầu tiên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn là vợ/chồng hoặc cả vợ và chồng cùng yêu cầu giải quyết ly hôn. Bởi hôn nhân không giống với các quan hệ dân sự khác, quan hệ hôn nhân là quan hệ nhân thân của hai người mà cụ thể là vợ và chồng, cuộc sống hôn nhân có hạnh phúc hay không, mục đích hôn nhân có đạt được hay không thì cũng chỉ có vợ và chồng là người hiểu rõ nhất. Vì thế khi không còn muốn chung sống gắn bó, muốn chấm dứt hôn nhân thì vợ, chồng là người đầu tiên có quyền yêu cầu ly hôn.
Tiếp đó nếu vợ/chồng không thể tự mình yêu cầu ly hôn hôn thì “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Người thân thích là “người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.” Con cái trong mối quan hệ với cha mẹ là người có cùng dòng máu máu trực hệ, “là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.” Như vậy, con cái hoàn toàn có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn cho cha mẹ khi có đồng thời các căn cứ sau:
Thứ nhất, một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Trường hợp này vợ, chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”Người vợ/chồng thuộc trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự tức là không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì dù muốn ly hôn, người vợ cũng không thể tự mình yêu cầu ly hôn. Vì thế con cái là người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn cho bố hoặc mẹ.
Thêm vào đó, một người xác định là bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Thứ hai, nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Việc người vợ/chồng bị bệnh tâm thần và không nhận thức và làm chủ hành vi của mình chưa đủ là căn cứ yêu cầu ly hôn, trường hợp ly hôn đơn phương Tòa án giải quyết khi có đủ căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 và đối chiếu với Điều 51 là hành vi bạo lực gia đình của chồng, gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của vợ.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 : “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”
Trong đó các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Nếu người chồng/vợ có hành vi bạo lực gia đình với người kia thuộc các trường hợp nêu trên gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của vợ/chồng thì con cái có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho cha/mẹ. Cha/mẹ trong trường hợp này lại không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình, không thể tự bảo vệ bản thân; vì thế với trường hợp này đã đủ căn cứ theo quy định tại Điều 56 về căn cứ yêu cầu ly hôn đơn phương “việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình “. Do đó, con cái có quyền yêu cầu ly hôn cho cha/mẹ là yêu cầu hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900 65 74
>>Xem thêm: Lệ phí làm thủ tục đăng ký con nuôi theo quy định – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi theo quy định pháp luật – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam – Hãng luật 24H
Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Dịch vụ pháp lý của Luật 24h
– Tư vấn về vấn đề con yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn cho bố mẹ có được không
– Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp khác về chia tài sản;
– Hỗ trợ thủ tục, đơn từ đối với trường hợp đơn phương ly hôn;
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"