Quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp?

Quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp?
Quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp?

Quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017

Giải quyết vấn đề

Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

1. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nhà, kho, bến, bãi, cảng, khu vực vùng nước cảng biển, trụ sở cơ quan hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định và phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Nơi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ là trụ sở cơ quan của người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ.

2. Điều kiện đối với nơi tạm giữ là nhà, kho, bãi

a) Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự; có hệ thống hàng rào bảo vệ, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy;

b) Phải bảo đảm khô ráo, thoáng khí. Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng;

c) Có hệ thống thiết bị chiếu sáng; trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

d) Đối với nhà, kho sử dụng để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng, chống cháy, nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.

3. Điều kiện đối với nơi tạm giữ là bến, cảng và khu vực vùng nước cảng biển

a) Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy và các điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này trong phạm vi nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

b) Đối với nơi tạm giữ là bến thủy nội địa, khu vực vùng nước cảng biển thì ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản này, còn phải có thiết bị neo đậu phương tiện, có nội quy hoạt động ra, vào bến và khu vực vùng nước cảng biển, sắp xếp, neo đậu phương tiện.

4. Đối với nơi tạm giữ là trụ sở cơ quan thì phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm khô ráo, thoáng khí; có hệ thống thiết bị chiếu sáng, trang bị phương tiện, thiết bị phù hợp.

5. Bố trí nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ, tịch thu

a) Bố trí nơi tạm giữ chung: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chung của nhiều cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ở địa phương mình với hình thức, quy mô thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

b) Bố trí nơi tạm giữ riêng: Đối với cơ quan thường xuyên phải tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức xây dựng nơi tạm giữ riêng cho cơ quan đó;

c) Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu chưa đủ điều kiện để xây dựng nơi tạm giữ hoặc quy mô xây dựng, điều kiện an toàn nơi tạm giữ không đủ, không bảo đảm để quản lý, bảo quản hết tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể thuê nơi tạm giữ. Mức thuê, giá thuê theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức giá theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khi thuê nơi tạm giữ phải ký kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự;

d) Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu với số lượng ít hoặc tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là những vật nhỏ, gọn mà xét thấy không cần thiết phải chuyển đến nơi tạm giữ là nhà, kho, bến, bãi thì người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện đó tại trụ sở cơ quan của mình. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải bố trí và giao tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho người trực tiếp quản lý để quản lý, bảo quản.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý nơi tạm giữ chung hoặc giao cho một cơ quan quản lý. Cơ quan có nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu hoặc được giao quản lý nơi tạm giữ chung phải bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, cụ thể như sau:

a) Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nơi tạm giữ riêng của một cơ quan thì thủ trưởng cơ quan đó bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

b) Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nơi tạm giữ chung của nhiều cơ quan khác nhau ở địa phương thì việc bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trên cơ sở đề xuất thống nhất giữa các cơ quan ở địa phương.

Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

1. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

2. Phân công người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phù hợp với điều kiện nơi tạm giữ.

3. Thông báo bằng văn bản kịp thời cho người ra quyết định tạm giữ khi tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt; tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã có quyết định trả lại cho tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng không đến nhận và tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu bị mất, hư hỏng; trường hợp có dấu hiệu của tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

4. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan, đơn vị hữu quan để di chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đến nơi an toàn trong trường hợp thiên tai hoặc các trường hợp khác đe dọa đến sự an toàn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

5. Đề xuất, báo cáo thủ trưởng cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình trạng, phương án bảo vệ, nâng cấp, sửa chữa nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

1. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo quyết định của người có thẩm quyền; phân loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và báo cáo người đứng đầu cơ quan được giao trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.

2. Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi có quyết định của người có thẩm quyền.

3. Chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc cơ quan khác khi có quyết định của người có thẩm quyền.

4. Quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đúng quy định.

5. Thường xuyên kiểm tra nơi tạm giữ; phát hiện kịp thời tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, hư hỏng hoặc nơi tạm giữ không bảo đảm an toàn để có biện pháp khắc phục kịp thời.

6. Vào sổ và ghi chép đầy đủ về việc tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ về:

a) Giờ, ngày, tháng, năm tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ;

b) Hiện trạng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ;

c) Số quyết định, thời gian, lý do tạm giữ, tịch thu và họ, tên, chức vụ của người ký quyết định, người giao, người nhận tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

7. Hàng ngày thống kê, báo cáo với người đứng đầu cơ quan nơi quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ về:

a) Số lượng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ;

b) Tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã trả lại cho người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp;

c) Số lượng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã hết thời hạn bị tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận;

d) Số lượng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền;

đ) Số lượng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị hư hỏng, mất, thất thoát;

e) Tổng số tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hiện còn tạm giữ.

 Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

1. Người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.

2. Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

4. Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính từ khi tạm giữ phương tiện cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.

Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

1. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi hết thời hạn bị tạm giữ.

3. Yêu cầu người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bồi thường theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp?

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng ...

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính theo quy đị...

Xem thêm

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi?

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi? theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo...

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo có nơi và vài nơi có...

Xem thêm

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng?

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng theo quy định mới nhấ...

Xem thêm

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định mới nhất, luật 24H...

Xem thêm

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu theo quy định mới ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574