Các đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Các đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Quan hệ tài sản là một trong hai đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Vậy, các đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự như thế nào?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015.
2. Giải quyết vấn đề:
2.1. Khái quát về quan hệ tài sản:
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác.
Quan hệ tài sản mà Bộ luật Dân sự điều chỉnh là quan hệ kinh tế, xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ theo luật giá trị.
Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “ 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Trong quan hệ tài sản của pháp luật dân sự, chủ thể xác lập quan hệ phải là những chủ thể có quyền sở hữu với tài sản đó. Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Quan hệ tài sản rất đa dạng và phức tạp bởi các yếu tố cấu thành nên các quan hệ đó bao gồm: chủ thể tham gia, khách thể được tác động và nội dung các quan hệ đó. Nội dung của quan hệ tài sản bao gồm các quan hệ như quan hệ về quyền sở hữu tài sản, quan hệ mua bán, tặng cho, thuê, vận chuyển, gửi giữ, gia công,… được điều chỉnh trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 giữa các chủ thể là cá nhân, tổ chức khác nhau.
2.2. Đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự:
2.2.1 Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự đa dạng và phong phú
Quan hệ tài sản phong phú và đa dạng là bởi các yếu tố cấu thành nên các quan hệ đó bao gồm: chủ thể tham gia, khách thể được tác động và nội dung của các quan hệ đó.
– Thứ nhất, quan hệ tài sản phong phú và đa dạng về lĩnh vực.
– Thứ hai, quan hệ tài sản đa dạng phong phú về đối tượng. Đối tượng của quan hệ tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản; tài sản hiện tại, tài sản hình thành trong tương lai; tài sản vô hình, tài sản hữu hình…
– Thứ ba, quan hệ tài sản đa dạng và phong phú về chủ thể. Chủ thể của quan hệ này gồm có: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước; chủ thể mang quốc tịch Việt Nam, chủ thể mang quốc tịch nước ngoài.
2.2.2 Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự mang tính ý chí
– Thứ nhất, quan hệ tài sản phản ánh và ghi nhận ý chí của các chủ thể trong các quan hệ tài sản như trong xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ tài sản. Các chủ thể độc lập về tài sản, bình đẳng và tự nguyện.
– Thứ hai, quan hệ tài sản chịu tác động bởi ý chí của nhà nước – tính phù hợp với qui định của Bộ luật dân sự. Mỗi quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự đều chịu một qui chế pháp lý từ nhà nước (quan hệ có đối tượng là tài sản cấm lưu thông, hạn chế chế lưu thông, tự do lưu thông; có đối tượng là bất động sản…).
Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật dân sự tác động lên các quan hệ kinh tế, hương cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi theo ý chí nhà nước. vì vậy, sự tác động của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật dân sự có ý nghĩa quan trong trong việc định hướng cho các quan hệ tài sản phát triển. Nếu sự định hướng phù hợp với những quy luật khách quan của sự phát triển thì sẽ thúc đẩy quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển, và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
2.2.3 Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự mang tính chất hàng hóa và tiền tệ
– Thứ nhất, đối tượng của quan hệ tài sản là hàng hóa có giá trị và được xác định thông qua sự trao đổi hàng hóa, chịu sự chi phối của qui luật giá trị. Quy luật của nền kinh tế thị trường trong sản xuất xã hội chỉ phối các quan hệ tài sản mà một trong các biểu hiện của nó là quan hệ tiền – hàng. Sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường chủ yếu thông qua hình thức tiền – hàng. Khái niệm hàng hóa ngày càng được mở rộng cùng với sự chuyên môn hóa của nền sản xuất, cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và quan niệm xã hội về các đối tượng trao đổi.
– Thứ hai, tính chất hàng hóa của tài sản cũng phụ thuộc vào ý chí của nhà nước: Định hướng chiến lược của nước ta hiện nay là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa (Điều 15 Hiến pháp năm 1992). Trong mô hình kinh tế này, các tài sản được thể hiện dưới dạng hàng hóa và được quy thành tiền, Sản xuất hàng hóa và dịch vụ để bán, để trao đổi là đặc trưng của nền sả xuất này. Nó tạo động lực cho mọi cá nhân và tổ chức, khơi dậy mọi tiềm năng của họ, phát huy ý chí tự lực, tự cường ra sức làm cho mình và cho đất nước. Nhưng nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường cũng có những mặt trái. Cho nên, khuyên khích tính năng động, sáng tạo đi liền với thiết lập trật tự kỉ cương trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi đơn vị kinh tế đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật.
Quan hệ tài sản là một trong hai đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu luật và áp dụng luật đối với những vấn đề liên quan đến tài sản – thứ quan trọng thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Các đặc điểm của quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>>Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được cấp giấy chứng nhận không? – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h
>>Xem thêm: Chồng mất làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho vợ? – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h
>>Xem thêm: Làm như thế nào để lấy được thông tin đất đai? – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"