Quy định pháp luật về đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội?
Quy định pháp luật về đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Luật Trẻ em 2016
Giải quyết vấn đề
Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Trẻ em đóng vai trò quan trọng, là nền móng cho sự phát triển của đất nước và cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục của toàn thể xã hội. Đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội nhằm đảm bảo sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em. Theo đó pháp luật quy định cụ thể về việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội.
Cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập.
+ Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.
+ Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.
Theo Điều 67 Luật trẻ em 2016 quy định việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra hành vi xâm hại trẻ em lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội.
Ủy ban nhân dân cấp xã là đơn vị quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước theo sự phân công chỉ đạo thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp huyện. UBND xã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần trong sáng, vững mạnh cho người dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra hành vi xâm hại trẻ em có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
Thứ nhất: Trong thời gian làm thủ tục để trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em. Việc nhận chăm sóc thay thế phải đáp ứng các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Vì vậy trong thời gian hoàn thành các thủ tục đó, cơ sở trợ giúp xã hội sẽ là nơi đảm bảo cuộc sống cho trẻ em trước khi về với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc.
Thứ hai: Không lựa chọn được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.
Theo đó cá nhân, gia đình không đáp ứng được các điều kiện chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật thì trẻ em được lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội đảm bảo trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục an toàn, lành mạnh.
Thứ ba: Áp dụng biện pháp bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, tránh trường hợp trẻ em sống trong môi trường có nhiều nguy cơ nguy hiểm. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm Mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
+ Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm thường xuyên xem xét các trường hợp trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở để đề nghị chuyển hình thức chăm sóc thay thế.
Quy định này giúp trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển ở môi trường phù hợp nhất. Chuyển hình thức chăm sóc thay thế được hiểu là chuyển trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội sang chăm sóc bởi người thân thích, không phải người thân thích hoặc nhận con nuôi tùy thuộchoàn cảnh của trẻ em.
+ Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục tiếp nhận, chuyển hình thức chăm sóc thay thế.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quy định pháp luật về đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội?, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"