Có được áp dụng biện pháp cầm giữ trong khi hàng hóa vẫn ở trên boong tàu hay không?
Có được áp dụng biện pháp cầm giữ trong khi hàng hóa vẫn ở trên boong tàu hay không quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự 2105
Bộ luật Hàng hải 2015
Giải quyết vấn đề
1. Khái niệm về cầm giữ tài sản
Theo quy định tại Điều 346 BLDS 2015,
“cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
2. Đặc điểm của cầm giữ tài sản
Để xác định là biện pháp bảo đảm cầm giữ tài sản, cần phải có các yếu tố:
Thứ nhất, việc cầm giữ tài sản phải xuất phát từ một hợp đồng song vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong hợp đồng song vụ, bên cầm giữ đã thực hiện nghĩa vụ nhưng bên kia lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng song vụ phải là tài sản.Với cách phân loại dựa theo đối tượng của hợp đồng, hợp đồng có hai loại, một loại có đối tượng là tài sản như hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản, hợp đồng gia công… một loại có đối tượng là công việc như hợp đồng gửi giữ, hợp đồng vận chuyển… Chỉ các hợp đồng có đối tượng là tài sản thì bên có quyền mới có quyền nắm giữ tài sản.
Thứ ba, bên có quyền chiếm giữ tài sản một cách hợp pháp. Thông thường, việc chiếm giữ tài sản là do được bên có nghĩa vụ chuyển giao hoặc là kết quả của việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm giữ.
Thứ tư, bên có nghĩa vụ có sự vi phạm hợp đồng. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền hay bên cầm giữ có quyền cầm giữ tài sản. Cầm giữ tài sản phát sinh ngay khi có sự vi phạm nghĩa vụ mà không cần có sự thỏa thuận của các bên.
3. Đặc điểm của cẩm giữ tài sản
Ngoài những đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm, cầm giữ tài sản còn có hai đặc điểm quan trọng đó là:
Thứ nhất, cầm giữ tài sản phát sinh không dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên bảo đảm. Đây là một biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên có quyền. Đối với biện pháp này, pháp luật cho phép bên có quyền cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ mà không cần xem xét nguyên nhân khiến cho bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thỏa thuận.
Ví dụ: A thuê chiếc xe của anh B để chở cả nhà đi du lịch. Và hai bên đã thỏa thuận mọi hư hỏng về xe trong quá trình thuê xe sẽ do A khắc phục và B sẽ có trách nhiệm thanh toán chi phí khắc phục sau khi trả xe. Trên đường đi, xe của B bị hỏng điều hòa. A đã sửa điều hòa cho xe cho B nhưng lúc giao xe B không chịu thanh toán tiền sửa điều hòa, lúc này A có quyền cầm giữ tài sản mà không cần thỏa thuận với B.
Thứ hai, cầm giữ tài sản không có thời hạn. Khoản 4 Điều 349 BLDS 2015 quy định bên cầm giữ chỉ phải giao lại tài sản cầm giữ khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ với mình. Nói cách khác, cầm giữ tài sản không quy định thời hạn cụ thể mà kéo dài cho đến khi bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
4. Cầm giữ tài sản khi tài sản đang trên tàu
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đôi tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối vói nhau.
Biện pháp cầm giữ lần đầu tiên được quy định tại Điều 30 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990. Theo đó, chủ nợ có quyền cầm giữ hàng hải theo luật định đối với tàu biển để bảo đảm cho các khoản nợ ưu tiên, mặc dù tàu biển đó đã được cầm giữ, cầm cố, thế chấp để bảo đảm cho các khoản nợ khác trên cơ sỗ hợp đồng hoặc quyết định, của Toà án. Tuyên bố của chủ nợ về việc cầm giữ hàng hải đối với tầu biển chỉ có giá trị sau khi đã được ghi nhận vào “Sổ đăng ký tàu biển quốc gia”, nơi tàu đã đăng ký.
Cầm giữ tài sản là một cơ chế pháp lý để bảo vệ bên có quyền được thanh toán trong các hợp đồng mà hai bên đều có nghĩa vụ. cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự và đã được quy định tại hai Bộ luật Dân sự năm 1995 và 2005. Vì trước đây, biện pháp này không được coi là một biện pháp bảo đảm, nên không được đưa vào mục giao dịch bảo đảm, mà được quy định trong mục thực hiện hợp đồng dân sự1.
Bộ luật Dân sự năm 2015, ngoài việc quy định cầm giữ tài sản trong mục “bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, cũng vẫn có một điều về “cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ” ở mục “Hợp đồng”. Đó là quy định, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định về cầm giữ tài sản.
Cầm giữ tài sản chỉ là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, mà không phải là một giao dịch bảo đảm. Trong quan hệ cầm giữ tài sản, các bên không có thỏa thuận về việc bên sỏ hữu tài sản bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ dân sự. cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Vì vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản. Thực ra quy định này là không cần thiết, vì bên có nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp này không phải là bên bảo đảm. Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định rõ tài sản cầm giữ là gì, nhưng có thể suy luận, tài sản cầm giữ trong hợp đồng song vụ bao gồm động sản là tài sản hiện hữu, giấy tờ có giá; đồng thời không bao gồm vật là bất động sản, quyền tài sản và mọi tài sản hình thành trong tương lai. Một vấn đề chưa rõ là, liệu tài sản đang được cầm giữ có thể chính là một số tiền nhất định không? Chẳng hạn khi ngân hàng hoặc người khác vận chuyển, trông giữ một thùng tiền của khách hàng theo hợp đồng dịch vụ vận chuyển hay gửi giữ tài sản. Trong quá trình đó, tài sản gặp rủi ro có nguy cơ bị hủy hoại, buộc người vận chuyển, trông giữ tiền phải tiến hành việc cứu tài sản như chữa cháy tiền hoặc tẩy rửa hoá chất để ngăn chặn việc tiền bị hủy hoại mất giá trị. Khi đó hoàn toàn có thể đặt ra tình huống được áp dụng biện pháp cầm giữ tài sản là thùng tiền và bên nhận vận chuyển, trông giữ chỉ giao trả tài sản khi đã nhận được tiền đền bù chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
Bên cầm giữ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ; yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ; được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trô vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản. Như vậy, nếu tài sản cầm giữ đang là tài sản thế chấp đã được đăng ký thế chấp, thì hiệu lực đối kháng đối với biện pháp cầm giữ phát sinh sau, tức là bên cầm giữ có quyền ưu tiên sau bên thế chấp.
Vì chỉ là một biện pháp tình thế “bắt giữ” để đòi hỏi quyền lợi, chứ không phải là một thỏa thuận giao dịch bảo đảm từ trước, nên bên cầm giữ không có quyền xử lý tài sản cầm giữ như các bên nhận bảo đảm được quyền xử lý tài sản bảo đảm.
Việc cầm giữ tài sản chỉ phát sinh hiệu lực (nghĩa vụ thanh toán) đối với bên sỏ hữu tài sản bị cầm giữ, chứ không phát sinh hiệu lực và không có mối quan hệ với người nhận thế chấp. Bên cầm giữ có các nghĩa vụ: giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ; không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ; không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ; giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện; bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định bên cầm giữ có quyền ưu tiên thanh toán, mà chỉ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trong đó có nghĩa vụ thanh toán, phát sinh từ hợp đồng song vụ. Tuy nhiên, vì bên cầm giữ lại có quyền cầm giữ, có quyền không giao tài sản cho bên nhận thế chấp hoặc bất kỳ bên nào khác cho đến khi được thanh toán đầy đủ khoản nợ phát sinh, gồm cả chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ, nên thành ra trở thành có quyền ưu tiên cao nhất trên thực tế, kể cả trường hợp việc cầm giữ diễn ra sau thời điểm đăng ký thế chấp. Hay nói cách khác, bên nhận thế chấp, chỉ có thể thu hồi, xử lý tài sản thế chấp sau khi bên cầm giữ đã nhận được tiền thanh toán trong môì quan hệ cầm giữ.
Nghị định số 21/2021/NĐ-CP đã gián tiếp khẳng định điều này bằng quy định, trong trường hợp tài sản thế chấp đang bị cầm giữ thì bên cầm giữ có trách nhiệm giao tài sản mà mình đang cầm giữ cho bên nhận thế chấp để xử lý theo quy định của pháp luật sau khi bên nhân thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ đốĩ với bên cầm giữ.
Ví dụ, chủ sỏ hữu một chiếc ô tô đang được thế chấp mang đến gara sửa chữa, nếu tại thời điểm chủ sở hữu vi phạm nghĩa vụ thanh toán, thì chủ gara được quyền cầm giữ chiếc ô tô để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán chi phí sửa chữa. Vì chiếc ô tô thế chấp không thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật nên việc có hay không đăng ký thế chấp thì bên nhận thế chấp chỉ có quyền ưu tiên thanh toán so với các bên nhận bảo đảm khác, chứ không có quyền líu tiên thanh toán so với bên cầm giữ tài sản. Vì bên cầm giữ luôn có quyền giữ tài sản cầm giữ để yêu cầu được thanh toán chứ không phụ thuộc vào việc được hay không được ưu tiên thanh toán so với các chủ nợ khác.
Biện pháp cầm giữ tài sản chấm dứt trong các trường hợp: bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế; các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ; nghĩa vụ đã được thực hiện xong; tài sản cầm giữ không còn và theo thỏa thuận củá các bên.
Cũng giông như đối với cầm cố tài sản, quan hệ cầm giữ dựa trên hành vi thực tế cầm giữ tài sản. Vì vậy nếu vì bất kỳ lý do nào đó mà bên cầm giữ không còn cầm giữ tài sản, thì lập tức chấm dứt quan hệ cầm giữ và bên cầm giữ mất quyền ưu tiên thanh toán.
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định cầm giữ đối vổỉ quan hệ hợp đồng song vụ, nên một người giữ gìn tài sản hay chăm sóc súc vật thất lạc của người khác không có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản trả chi phí bằng biện pháp cầm giữ tài sản. Việc chỉ quy định áp dụng biện pháp cầm giữ tài sản đối với hợp đồng song vụ là quá chặt chẽ, không giải quyết được các yêu cầu tương tự rất chính đáng trên thực tế.
Như vậy, đối với trường hợp không có hợp đồng song vụ, nếu bên có quyền yêu cầu thanh toán giữ tài sản của chủ sở hữu thì không thuộc trường hợp cầm giữ tài sản. Nếu xảy ra việc cầm giữ hay chiếm giữ thì sẽ thuộc vào trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Nếu cố tình không trả lại tài sản đang chiếm giữ do bị giao nhầm hoặc do tìm được, bắt được có trị giá từ 10 triệu đồng trở lên hoặc di vật, cổ vật, sau khi chủ sô hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó thì còn có thể bị xử phạt về “tội chiếm giữ trái phép tài sản” với mức hình phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Thậm chí đã có nhiều trường hợp đòi nợ bằng cách bắt nợ, chiếm giữ tài sản của người khác và đã bị xử tội cưỡng đoạt tài sản hoặc tội cướp tài sản.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan dụng biện pháp cầm giữ trong khi hàng hóa vẫn ở trên boong tàu, bao gồm:
Soạn thảo hồ sơ có liên quan
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"