So sánh quy định của Pháp luật Quốc tế với pháp luật Việt Nam về khái niệm Người khuyết tật

So sánh quy định của Pháp luật Quốc tế với pháp luật Việt Nam về khái niệm Người khuyết tật theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Luật Người khuyết tật 2010

Giải quyết vấn đề

1. Khái niệm người khuyết tật

1. 1 Khái niệm Người khuyết tật theo quan điểm của Pháp luật Quốc tế

Lịch sử phát triển của khái niệm Người khuyết tật cho thấy đã có các quan điểm khác nhau về khái niệm Người khuyết tật. Hiện có hai quan điểm chính: Quan điểm khuyết tật cá nhân và quan điểm khuyết tật xã xã hội

Quan điểm khuyết tật cá nhân (cá thể) hay quan điểm khuyết tật dưới góc độ y tế (y học): Cho rằng khuyết tật là do hạn chế cá nhân, là ở chính con người đó, chú trọng rất ít hoặc không để ý đến các yếu tố về môi trường xã hội và môi trường vật thể xung quanh người khuyết tật. Quan niệm này cho rằng người khuyết tật có thể hưởng lợi từ phương pháp khoa học như thuốc điều trị và các công nghệ cải thiện chức năng. Nhìn chung, mô hình cá nhân (cá thể) hay y tế nhìn nhận người khuyết tật như những người có vấn đề về thể chất và cần phải chữa trị. Điều này đã đẩy người khuyết tật vào thế bị động của người bệnh. Tiêu biểu cho quan điểm này là một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Phillipines… Theo đó:

+ Trung Quốc: Điều 2 Luật của nước Cộng hòa nhan dân Trung Hoa về bảo vệ Người khuyết tật ban hành năm 1990 quy định: “Người khuyết tật là một trong những người bị bất thường, mất mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng tâm lý hay sinh lý, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những người đã mất toàn bộ hoặc một phần khả năng tham gia vào các hoạt động một cách bình thường”

+ Ấn Độ: Luật về Người khuyết tật ban hành năm 1995 định nghĩa khuyết tật bao gồm những tình trạng bị mù, nghe kém, lành bệnh phong; thị lực kém, suy giảm khả năng vận động; chậm phát triển trí óc và mắc bệnh về tâm thần. Trong khi đó định nghĩa về Người khuyết tật lại được nêu: “một người bị bất kì một khuyết tật nào không dưới 40% theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền”

+ Phillipines: Đạo luật 7227 với tên gọi Đạo luật tạo nên sự phục hồi chức năng tự phát triển và tự tin cho người khuyết tật vào xã hội và các mục đích khác quy định: “Người Khuyết tật – là người có sự khác biệt về khả năng và hạn chế do khiếm khuyết về giác quan, vận động, và tâm thần để thực hiện một hoạt động được coi là bình thường”

Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội: Trong mô hình xã hội, khuyết tật đươc nhìn nhận là hệ quả bị xã hội loại trừ và phân biệt. Bởi vì xã hội được tổ chức không tốt nên những người khuyết tật phải đối mặt với một số phân biệt đối xử về thái độ, môi trường và thể chế. Mô hình xã hội về khuyết tật cho rằng  nhiều người bị khiếm khuyết ở các cách khác nhau nhưng chỉ xã hội biến họ thành khuyết tật. Nói cách khác, mô hình xã hội huyết tật coi xã hội là vấn đề, giải pháp là phải thay đổi xã hội. Tiêu biểu cho quan điểm này là một số quốc gia như Đức, Nam Phi, Hoa Kỳ, Việt Nam…

+ Đức:  sách số chín của Bộ luật xã hội định nghĩa người khuyết tật “là người có các chức năng về thể lực, trí lực, hoặc tâm lý tiến triển không bình thường so với người có cùng độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sự không bình thường này là nguyên nhân dẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào cuộc sống xã hội” 

+ Nam Phi: Luật Bình đẳng về việc làm của Nam Phi định nghĩa “người khuyết tật là người bị suy giảm khả năng về thể lực hoặc trí lực trong một thời gian dài hoặc tiếp diễn nhiều lần, khiến người đó bị hạn chế đáng kể về khả năng tham gia hoặc phát triển trong nghề nghiệp” 

+ Hoa Kỳ: Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA – Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa “Người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống”.

+ Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 1 Công ước số 159  của ILO về phục hồi chức năng lao động và việc làm của người khuyết tật năm 1983 quy định: “Người khuyết tật dung để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm không phù hợp, trụ lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậy quả của một khiếm khuyết về thể chất và tâm thần được thừa nhận” 

+ Điều 1 Công ước về quyền của Người khuyết tật của Liên hợp quốc năm 2006 quy định: “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của những người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác” 

1.2.2 Khái niệm Người Khuyết tật theo quan điểm của Pháp luật Việt Nam

So với các nước trên thế giới, khái niệm Người Khuyết tật của Việt Nam nằm trong nhóm theo Quan điểm khuyết tật xã hội. , ngày 17/06/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Người khuyết tật, có hiệu lực từ 01/01/2011 chính thức sử dụng khái niệm người khuyết tật thay cho khái niệm người tàn tật, phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật này, “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”  Như vậy, dựa theo định nghĩa về Người khuyết tật theo Luật người khuyết tật, ta có:

Thứ nhất, thuật ngữ “người tàn tật” đã được thay thế bằng thuật ngữ “người khuyết tật”. Đánh giá về mặt ngôn ngữ thì thuật ngữ “người tàn tật” nghe có vẻ mang lại cảm giác nặng nề hơn thuật ngữ “người khuyết tật”, tuy nhiên thì xét về mặt bản chất thì hai thuật ngữ này dường như đồng nhất. Sự thay đổi thuật ngữ này, như đã nói ở trên, mặc dù không thay đổi bản chất nhưng có vẻ nó cũng có tác động nhất định tới nhận thức của những người xung quanh. 

Thứ hai, những người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật. Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết di bệnh tật, tai nạn, thương binh, bệnh binh… Như vậy, luật người khuyết tật Việt Nam đã đưa ra khái niệm người khuyết tật dựa vào mô hình xã hội, tuy nhiên còn chung chung so với khái niệm trong Công ước về quyền của người khuyết tật.

Thứ ba, lao động, sinh hoạt, học tập của người khuyết tật  gặp khó khăn. Có thể thấy, cả trong định nghĩa “người tàn tật” và “người khuyết tật”, các hoạt động “gặp khó khăn” của người khuyết tật dường như bị giới hạn trong các hoạt động “lao động, sinh hoạt, học tập”. Như vậy, có thể thấy các hoạt động “lao động, sinh hoạt, học tập” nhìn chung đã bao quát đầy đủ các hoạt động của người khuyết tật gặp khó khăn, nhưng trên thực tế, người khuyết tật gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực đời sống của xã hội chứ không chỉ riêng các hoạt động này.

So sánh quy định của Pháp luật Quốc tế với pháp luật Việt Nam về khái niệm Người khuyết tật
So sánh quy định của Pháp luật Quốc tế với pháp luật Việt Nam về khái niệm Người khuyết tật

2.So sánh quy định của pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam về khái niệm Người Khuyết tật

Khái niệm về người khuyết tật theo pháp luật quốc tế được quy định tại khoản 1 điều 1 Công ước 159 của ILO về phục hồi chức năng lao động và làm việc của người khuyết tật năm 1983 và Điều 1 Công ước về quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc năm 2006. Theo đó, “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của những người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác” 

2.1  Giống nhau

Thứ nhất, theo xu hướng chung của pháp luật về người khuyết tật thế giới, khái niệm “người khuyết tật” của Việt Nam chính thức được ra đời theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật người khuyết tật 2010. Pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế hiện nay (định nghĩa tại khoản 1 điều 1 Công ước 159; Điều 1 Công ước về quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc 2006) đều theo quan điểm xã hội – thể hiện “khuyết tật là lát cắt ngang các vấn đề xã hội và chính sách cơ bản làm thay đổi tình trạng và hoản cảnh mà người khuyết tật bị  hạn chế hay ngăn cản tham gia đầy đủ như công dân bình thường” 

Thứ hai, dù khái niệm người khuyết tật theo quy định của Việt Nam và pháp luật quốc tế có khác nhau nhưng đều hướng tới mục đích là phản ánh thực tế là người khuyết tật có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội, môi trường hoặc do con người khi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời khẳng định Họ phải được đảm bảo rằng họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là các quyền của con người hay nói cách khác xây dựng khái niệm người khuyết tật thì bất cứ quốc gia, tổ chức nào đều hướng tới việc bình đẳng cho những người khuyết tật.

2.2 Khác nhau

2.2.1 Khái niệm người khuyết tật theo quy định của pháp luật Việt Nam hẹp hơn so với khái niệm người khuyết tật của quốc tế.

Có thể thấy khái niệm về người khuyết tật theo quy định của pháp luật quốc tế khá rộng. Pháp luật quốc tế xác định người khuyết tật được xác định rất cụ thể: đầu tiên người khuyết tật là người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong thời gian dài. Và những khiếm khuyết này phải được thừa nhận. thứ hai, những suy giảm này là rào cản cản trở người khuyết tật tham gia vào xã hội.

Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật người khuyết tật. Với cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bi khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do bệnh tật, tai nạn, thương binh, bệnh binh,…Pháp luật quốc tế xác định sự suy giảm chức năng này gây cản trở cho việc người khuyết tật tham gia vào xã hội còn theo định nghĩa người khuyết tật của Việt Nam chỉ xác định người khuyết tật là người bị suy giảm chức năng gây khó khăn cho học tập, sinh hoạt. Ta thấy khi xác định khả năng tham gia vào xã hội sẽ rộng hơn, bao quát hơn rất nhiều.

2.2.2  Về tiêu chí xác định đối tượng theo quy định của pháp luật Việt Nam chưa cụ thể so với quy định của pháp luật quốc tế

Pháp luật Việt Nam xác định người khuyết tật theo hai tiêu chí: người đó bị khiếm khuyết bộ phận cơ thể hoặc là bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật. Pháp luật Việt Nam quy định sáu dạng tật: khuyết tật vận động, khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Như vậy, nhìn chung pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá phù hợp với pháp luật quốc tế đặc biệt với nội dung Công ước khi đề ra tiêu chí nhằm xác định đối tượng người khuyết tật.

Theo Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ thì có đưa ra ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm: khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây lan và không lây lan như bệnh lao và bệnh do HIV. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện tại vẫn còn những quy định khá chung chung và bó hẹp đối tượng người khuyết tật.

Thứ nhất, “Tự kỷ” chưa một lần được nhắc tên bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam từ trước đến nay, kể cả Luật Người khuyết tật 2010 mới ban hành. Luật NKT chỉ quy định 6 dạng khuyết tật là vận động, nghe-nói, nhìn, trí tuệ, thần kinh-tâm thần và khuyết tật khác. Dự thảo 3 Nghị định hướng dẫn thi hành có quy định cụ thể hơn các dạng này, nhưng cũng không có khái niệm tự kỷ. Điều này cũng dễ hiểu vì tự kỷ mới xuất hiện ở Việt Nam không lâu, mới chỉ tầm hơn 10 năm nay. Và trên thế giới, tuy tự kỷ đã xuất hiện đã được tầm dăm bảy chục năm và được nghiên cứu rầm rộ, vẫn chưa ai tìm ra nguyên nhân hay cách thức chữa trị dứt điểm.

Với bản chất là khiếm khuyết về giao tiếp, hành vi và xã hội, tự kỷ không giống bất kỳ dạng khuyết tật nào trong 5 dạng đã được kể tên. Thậm chí, vẫn còn được gọi là “bệnh tự kỷ”, tức là không phải mang tính suốt đời và không phải là khuyết tật.

Trong khi đó pháp luật của nhiều nước, tự kỷ cũng nhanh chóng được ghi nhận là một loại khuyết tật mới và riêng biệt, với định nghĩa rõ ràng, và có những chế độ chương trình can thiệp, điều trị cụ thể và cực kỳ tinh vi và mạnh mẽ, với thời lượng can thiệp lớn, tổng thể ở nhiều nếu không nói là toàn bộ lĩnh vực (tâm vận động, điều hoà giác quan, điều chỉnh hành vi, xây dựng quan hệ xã hội, v.v.).

Thứ hai, về chứng nói lắp, ở Việt Nam đây không được nhắc đến với khái niệm là một dạng tật nhưng trong pháp luật quốc tế đây có thể coi là một dạng tật vì nó dẫn đến suy giảm chức năng khi người đó nói mà không ai hiểu. Trong khi quy định của pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thế.

Như vậy, ta thấy so với sự tương thích pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế thì khái niệm người khuyết tật Việt Nam còn chung chung so với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, trong khi một số nước trên thế giới vẫn tiếp cận khái niệm người khuyết tật dưới các góc độ về y tế (nhìn nhận người khuyết tật là những người có vấn đề về thể chất và cần được chữa trị), thì pháp luật Việt Nam đã tiếp cận khái niệm này dưới góc độ xã hội, đây là một tiến bộ lớn của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới. Theo đó, quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội phân biệt những rào cản khuyết tật và khuyếm khuyết nên nó tạo điều kiện cho người khuyết tật chỉ tập trung vào khả năng và những điều cần làm là loại bỏ yếu tố rào cản trợ giúp cho yếu tố khiếm khuyết và được đối xử như những người khác. Mô hình xã hội giúp người khuyết tật hiểu điều gì cần thực hiện để tiếp cận với công dân và quyền con người. Ở đây, chính người khuyết tật cũng phải nhận thức được đầy đủ các nghĩa vụ của mình với tư cách là công dân trong mọi đời sống kinh tế xã hội mà mình tham gia. Đây là công cụ quan trọng để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của người khuyết tật bị tách biệt khỏi cuộc sống nói chung và vấn đề phân biệt đối xử nói riêng.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến So sánh quy định của Pháp luật Quốc tế với pháp luật Việt Nam về khái niệm Người khuyết tật, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến So sánh quy định của Pháp luật Quốc tế với pháp luật Việt Nam về khái niệm Người khuyết tật

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng ...

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính theo quy đị...

Xem thêm

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi?

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi? theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo...

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo có nơi và vài nơi có...

Xem thêm

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng?

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng theo quy định mới nhấ...

Xem thêm

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định mới nhất, luật 24H...

Xem thêm

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu theo quy định mới ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574