Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử với người khuyết tật

Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử với người khuyết tật theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Luật Người khuyết tật 2010

Giải quyết vấn đề

1.Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử với người khuyết tật

Như chúng ta đã biết, người khuyết tật là những người bất hạnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh tật, tai nạn hay bẩm sinh…Họ không có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao người khác. Áp lực tâm lý đối với những người khuyết tật cũng là rất lớn, đó là những mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết trên cơ thể mình, là những gánh nặng mà họ đem đến cho gia đình và xã hội. Vì vậy, họ chính là đối tượng cần được tạo điều kiện trong cuộc sống hơn bình thường. Xuất phát từ điều đó, việc pháp luật quy định về nguyên tắc “Bình đẳng và không phân biệt đối xử” đối với người khuyết tật là việc làm cần thiết góp phần đảm bảo quyền và nghĩa vụ của họ.

Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2006 cũng đã ghi nhận nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử với người khuyết tật  này tại Điều 5 và Điều 12:

Điều 5: Bình đẳng và không phân biệt đối xử:

Các quốc gia thành viên công nhận tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, tuân theo pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ, được hưởng lợi từ pháp luật một cách bình đẳng mà không bị phân biệt đối xử.

Các quốc gia thành viên phải ngăn cấm mọi sự phân biệt đối xử do bị khuyết tật và đảm bảo tất cả mọi người khuyết tật được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng và hiệu của chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử.

“Điều 12: Công nhận bình đẳng trước pháp luật

Các quốc gia tham gia tái khẳng định rằng người khuyết tật có quyền được cộng nhận ở tất cả mọi nơi là những con người trước pháp luật;

Các quốc gia tham gia sẽ cộng nhận người khuyết tật có năng lực pháp lý, trên cơ sở bình đẳng như công dân khác, trong tất cả các mặt của đời sống;”

Pháp luật các nước trên thế giới ở những mức độ khác nhau cũng đã quy định vấn đề này trong các văn bản pháp luật. Về phương diện pháp lý, nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử có thể được tiếp cận với các khía cạnh khác nhau trong pháp luật và dẫn đến các hậu quả không giống nhau.

Mặt khác để có cơ sở xác định một hành vi có phải là bình đẳng hoặc phân biệt đối xử với người khuyết tật hay không cần có các tiêu chí xác định mang tính pháp lý được cơ quan có thẩm quyền quy định.

Công ước về quyền của Người khuyết tật 2006 quy định tại Điều 2 : “…Phân biệt đối xử do bị khuyết tật có nghĩa là bất cứ hình thức phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào do bị khuyết tật, có mục đích hay ảnh hưởng làm giảm hay hủy bỏ sự công nhận, thụ hưởng, thực hiện trên cơ sở bìn đẳng với những người khác, tất cả các quyền con người và tự do cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay bất cứ lĩnh vực nào khác. Nó bao gồm tất cả các hình thức phân biệt đối xử, bao gồm cả việc từ chối không tạo ra sự điểu chỉnh hợp lý”

Khoản 2 – Điều 2 Luật Người khuyết tật Việt Nam 2010 cũng quy định về kì thị:

“2. Kì thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó’

3.Phân biệt đối xử với người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ bang, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”

Tuy không có điều luật cụ thể quy định về nguyên tắc này nhưng Luật Người khuyết tật 2010 cũng có các điều quy định xoay quanh nhằm đảm bảo nguyên tắc trên. Tại Khoản 2 – Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010: “Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật” 

Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử với người khuyết tật?
 Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử với người khuyết tật?

2.Nội dung nguyên tắc

Một cách chung nhất, nguyên tắc bình đẳng ở đây được hiểu là sự ngang nhau trong việc tiếp cận các cơ hội về học tập, việc làm; chăm sóc sức khỏe, dịch vụ công…của người khuyết tật trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, bao gồm: Bình đẳng trên danh nghĩa; Bình đẳng về cơ hội, Bình đẳng về kết quả. 

Bình đẳng trên danh nghĩa

Theo quan điểm chính thống về sự bình đẳng, những người ở trong hoàn cảnh như nhau cần được đối xử giống nhau. Quan điểm này thường không tính đến sự khác biệt và bất lợi của từng cá nhân và hoàn cảnh cứ như thể những yếu tố này không có liên quan gì. Trong khi không cho phép đối xử người này hơn hoặc kém người kia, người ta lại không đặt ra về quy định phải có những điều chỉnh và cải thiện cần thiết. 

 Bình đẳng về cơ hội

Khái niệm này quy định về sự bình đẳng trong cơ hội chứ không nhất thiết phải là bình đẳng về kết quả. Cách nhìn này, thừa nhận vai trò quan trọng của những khác biệt của cá nhân và tập thể đồng thời nhận diện những rào cản bên ngoài mà người khuyết tật gặp phải có thể cản trở họ tham gia vào xã hội. Định kiến và và môi trường không tiếp cận đều được coi là những vật cản đối sự tham gia toàn diện vào đời sống xã hội của người khuyết tật.

Bình đẳng về kết quả

Bình đẳng về kết quả là sự bảo đảm các kết quả là như nhau đối với tất cả mọi người. Nếu nhìn nhận sự bình đẳng theo góc độ này, sự khác biệt giữa các cá nhân và các nhóm đối tượng sẽ được thừa nhận. 

Tuy nhiên nguyên tắc bình đằng không có nghĩa là bằng nhau hoặc như nhau, không có nghĩa việc người khuyết tật phải được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ giống tuyệt đối so với những người bình thường mới là bình đẳng. Ví dụ: Theo quy định tại Khoản 4 – Điều 125 Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Thời giờ làm việc của người tàn tật không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần” . Trong khi đó tại khoản 1 Điều 68 quy định về thời giờ làm việc đối với người bình thường là “không quá 8 giờ trong một ngày và 48 giờ trong một tuần” . Quy định trên không bị coi là phân biệt đối xử, hạn chế khả năng làm việc của người khuyết tật bởi lẽ, người khuyết tật được coi là đối tượng lao động đặc thù, họ không có sự phát triển hoàn thiện về sức khỏe, thể chất như những người bình thường dẫn đến những khó khăn nhất định trong quá trình lao động. Quy định như trên của pháp luật nhằm tạo điều kiện để người khuyết tật vẫn được tham gia lao động như những người bình thường khác, nhưng vẫn được đảm bảo về sức khỏe, thể chất. 

Hoặc tại Khoản 2 Điều 27 Luật Người Khuyết tật 2010 quy định về Giáo dục đối với Người khuyết tật:

“2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập” 

Pháp luật Việt Nam hiện nay thừa nhận “Bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyết tật” là một trong các nguyên tắc cơ bản để xây dựng hệ thống pháp luật về Người khuyết tật. Các văn bản pháp lý liên quan khi ban hành cũng phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc trên

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử với người khuyết tật bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử với người khuyết tật

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bảo đảm an toàn trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định mới nhất, luậ...

Xem thêm

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng ...

Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính theo quy đị...

Xem thêm

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi?

Thế nào là mưa rải rác? Thế nào là mưa nhiều nơi? theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo...

Trong các bản tin dự báo thời tiết khi nào báo mưa vài nơi? Dự báo có nơi và vài nơi có...

Xem thêm

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng?

Có thể hiểu thế nào là mưa lớn. Mưa được phân chia thành mấy dạng theo quy định mới nhấ...

Xem thêm

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn

Nội dung hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn theo quy định mới nhất, luật 24H...

Xem thêm

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu

Kịch bản biến đổi khí hậu là gì ? Nội dung kịch bản biến đổi khí hậu theo quy định mới ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574