Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải?
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Luật Hải quan 2014
Giải quyết vấn đề
Quy định pháp luật về giám sát hải quan
Liên quan đến quy định pháp luật về địa bàn hoạt động hải quan và công tác giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện chịu sự giám sát hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hải quan 2014 thì hàng hóa XNK và phương tiện XNC là đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan trong địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan.
Điều 7 Luật Hải quan quy định địa bàn hoạt động hải quan như sau: khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan (Đây là các địa điểm được Tổng cục Hải quan công nhận).
Điều 22 Luật Hải quan quy định về Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm: địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.
Điều 19 Luật Hải quan quy định nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan: thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam xuất cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu xếp hàng hóa xuất khẩu cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Về điều kiện của các tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 quy định về điều kiện kinh doanh kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra giám sát hải quan.
Trong đó tại Điều 36 của Nghị định quy định rõ về điều kiện để kho bãi địa điểm được công nhận là khu vực đủ điều kiện được phép tập kết, lưu giữ, bảo quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để chờ làm thủ tục hải quan.
Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ các quy định trên, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, phương tiện qua lại khu vực biên giới để giao nhận hàng hóa thì hoạt động bốc xếp, xếp dỡ hàng hóa lên/xuống phương tiện vận tải nước ngoài phải chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát được thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan theo quy định tại Luật hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Hải quan, cụ thể là các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới theo quy định tại Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/06/2020 của Chính phủ.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Phân loại đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Phân loại đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự, đất đai, thừa kế…
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Phân loại đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"