Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng
Giải quyết vấn đề: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ
Một số quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
I. Xử lý vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm nồng độ cồn
1. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
a) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 6, điểm e khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
b) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 8, điểm g khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm a khoản 10, điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm b khoản 10 và điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
2. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 6, điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 7, điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm e khoản 8 và điểm g khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm g khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
3. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
a) Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
c) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm d khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
II. Một số quy định xử phạt đối với người điều khiển xe vi phạm về tốc độ
1. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
a) Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm i khoản 5 Điều 5, điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
2. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; khoản 34, điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
b) Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; khoản 34, điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (điểm a khoản 7 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
III. Một số quy định xử phạt đối với người điều khiển xe vi phạm quy tắc giao thông trên đường cao tốc
1. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc (điểm g khoản 5, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm đ khoản 34, điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trường hợp thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b,c khoản 11, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm a khoản 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng (điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc (điểm d, khoản 3 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
2. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc ( điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (điểm d khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông ( điểm b khoản 7 Điều 6)
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
3. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (Điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
4. Xử phạt người đi bộ
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (khoản 2 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
IV. Một số quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: (Theo Khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm i khoản 34, điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ một số trường hợp theo quy định (điểm a khoản 1 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết (điểm d khoản 1).
Hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
c) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm g khoản 1 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây (Theo Khoản 2 và Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP):
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông đường cao tốc (điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định (điểm c khoản 2).
c) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn (điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
d) Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm trong hầm đường bộ hoặc trên đường cao tốc (điểm h khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
đ) Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư (điểm i khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
e) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe (điểm k khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây (Theo Khoản 3 và khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP):
a) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) (điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
c) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa (điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
d) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm trong hầm đường bộ hoặc trên đường cao tốc (điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
đ) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính (điểm m khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
e) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ hành vi vi phạm trên đường cao tốc (điểm o khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
g) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường (điểm p khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
h) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy (điểm q khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
i) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép (điểm s khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây (Theo Khoản 4, khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d, khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP):
a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường (điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí (điểm d, khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
c) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm dừng xe, đỗ xe trên đường cao (điểm d khoản 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)..
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
d) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông ( điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
đ) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; (điểm h khoản 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
e) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định (điểm i khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây (Theo Khoản 5 và khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ, khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; (điểm a khoản 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông (điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b, c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm trên đường cao tốc và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái (điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định của pháp luật; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà (điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực: hình sự, dân sự, thừa kế, đất đai,…
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"