Yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm theo quy định mới

Việc ghi nhãn sản phẩm trước đây được quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, được ban hành vào ngày 14 tháng 4 năm 2017. Hiện nay Nghị định 43/2017 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP. Vậy yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm theo quy định mới như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật 24h tìm hiểu thông qua bài viết này.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 43/2017/NĐ- CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định 43/2017 hoặc Nghị định cũ)

Nghị định 111/2021/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định 111/2021 hoặc Nghị định mới)

Giải quyết vấn đề:

1. Ghi nhãn sản phẩm theo quy định cũ

Theo quy định tại Nghị định 43/2017, việc ghi nhãn hàng hóa được quy định như sau.

Phạm vi điều chỉnh (Điều 1):

Nghị định 43/2017 quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu, trừ các loại hàng hóa sau:

  • Bất động sản;
  • Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khu; hàng hóa trung chuyển;
  • Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;
  • Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá;
  • Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
  • Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
  • Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, xi măng rời không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec;
  • Hàng hóa đã qua sử dụng;
  • Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;
  • Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.

Vị trí nhãn hàng hóa (Điều 4):

  • Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo ri các chi tiết, các phần của hàng hóa.
  • Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Kích thước nhân hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn (Điều 5):

  • Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường
  • Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường;
  • Trường hợp hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn thì chiều cao chữ của các nội dung bắt buộc trên nhãn không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.

Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa (Điều 6):

Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa (Điều 7):

  • Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt
  • Với hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
  • Các nội dung được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh: Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt; Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc; Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa; Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

Ghi nhãn phụ (Điều 8):

  • Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu; Nhãn phụ được sử dụng đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
  • Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
  • Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.

Nội dung cần được thể hiện trên nhãn hàng hóa (Điều 10):

  • Tên hàng hóa (Điều 11):
    • vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa.
    • Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
    • Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
    • Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại Nghị định này.
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (Điều 12) 
    • Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.
    • Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó. Nếu cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên, địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép. Trường hợp hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.
    • Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất gắn với xuất xứ của hàng hóa đó và ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế.
    • Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó.
    • Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định về ghi tên nói trên còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền.
    • Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép.
  • Xuất xứ hàng hóa (Điều 15):
    • Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
    • Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc chế tạo tại, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm theo quy định mới

2. Những thay đổi về yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa theo quy định mới

Nghị định 111/2021 đã có những thay đổi liên quan tới ghi nhãn hiệu so với Nghị định 43/2017, cụ thể như sau.

Thứ nhất, mở rộng phạm vi điều chỉnh. Theo đó, Nghị định 111/2021 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh khi quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu (trước đây, Nghị định 43/2017 không điều chỉnh đối với hàng hóa xuất khẩu). Do đó, hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa cũng bị lược bỏ khỏi danh sách loại trừ điều chỉnh theo Nghị định mới.

Thứ hai, về ngôn ngữ ghi nhãn hàng hóa. Theo quy định tại Nghị định mới, hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước được thêm vào diện sẽ không phải ghi nhãn bằng tiếng Việt.

Thứ ba, về nội dung ghi trên nhãn. Nghị định 111/2021 có những sửa đổi, bổ sung về vấn đề này như sau:

  • Quy định ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa nếu như không xác định được xuất xứ hàng hóa
  • Nghị định mới cũng bổ sung các yêu cầu về nội dung cần có với nhãn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam như: Tên hàng hóa; xuất xứ hàng hóa (nếu không xác định được thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa); tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
  • Quy định về nhãn hàng hóa với các hàng hóa xuất khẩu: Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 10 Nghị định cũ về vấn đề nhãn hàng hóa xuất khẩu. Theo đó việc dán nhãn sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật của nước xuất khẩu. Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu thì nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2017 và nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 43/2017.

Thứ tư, về nội dung ghi trên xuất xứ hàng hóa. Nghị định 111/2021 đã sửa đổi, bổ sung quy định về ghi xuất xứ hàng hóa (Điều 15 Nghị định 43/2017). Theo đó, trong trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.

Thứ năm, về sửa đổi, bổ sung quy định về tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. Nghị định 111/2021 bổ sung thêm trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.”;

Thứ sáu, bãi bỏ, thay thế một số quy định cũ. Nghị định mới đã bãi bỏ một số quy định của Nghị định cũ liên quan đến kích thước, cỡ chư nhãn hàng hóa (Điểm b Khoản 2 Điều 5); Bãi bỏ quy định về ghi nhãn phụ với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường (Khoản 2 Điều 8); Thay thế các Phụ lục I, IV, V của Nghị định cũ bằng Phụ lục I, IV, V của Nghị định mới.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm theo quy định mới, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến nội dung trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H về Yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm theo quy định mới. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo: Công ty Luật 24h

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn thủ tục giải thể hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy

Tư vấn thủ tục giải thể hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy Giải thể hợp tác xã là việc chấm d...

Xem thêm

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Đống Đa

Thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư Quận Đống Đa. Bạn đang gặp khó khăn tr...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Cầu Giấy, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, vớ...

Xem thêm

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Hà Đông

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Hà Đông. Bạn đang gặp khó khăn trong việc t...

Xem thêm

Thành lập Công ty tại Quận Hà Đông

Thành lập Công ty tại Quận Hà Đông. Bạn đang gặp khó khăn trong việc thành lập Công ty?...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Đống Đa

Trình tự, thủ tục thành lập hợp tác xã tại Quận Đống Đa, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, ...

Xem thêm

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Ba Đình

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Quận Ba Đình . Bạn đang gặp khó khăn trong việc ...

Xem thêm

Thành lập Công ty tại Quận Ba Đình

Thành lập Công ty tại Quận Ba Đình. Bạn đang gặp khó khăn trong việc thành lập Công ty?...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quận Ba Đình

Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Quận Ba Đình. Bạn đang gặp khó khăn trong việ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574