Người lao động bị chuyển công việc khác hợp đồng lao động có bị vi phạm không? – Luật 24h

Người lao động bị chuyển công việc khác hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật không? Hãng luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, liên hệ qua hotline: 1900 65 74.

Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề điều chuyển người lao động sang thực hiện một công việc khác so với thỏa thuận trong hợp đồng lao động trong tình huống đột xuất là điều thường xuyên xảy ra. Vậy người lao động bị chuyển công việc khác hợp đồng lao động có bị vi phạm không? Để tránh những sự cố đáng tiếc do không nắm rõ các quy định pháp luật, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin giúp quý vị tham khảo.

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động 2012

– Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động

– Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì mức phạt của người sử dụng lao động khi vi phạm quy định thực hiện hợp đồng

2. Giải quyết vấn đề

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trong hợp đồng lao động, nội dung công việc được quy định thành một điều khoản riêng, theo đó người lao động sẽ làm các công việc như đã thỏa thuận với người sử dụng lao động. Vậy trong các trường hợp đặc thù, người sử dụng lao động có quyền được điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không?

Người lao động bị chuyển công việc khác hợp đồng lao động có bị vi phạm không? – Luật 24h

Luật sư tư vấn Luật lao động, gọi: 1900 65 74

>Xem thêm: Sảy thai có được hưởng chế độ thai  sản theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêmThủ tục hưởng chế độ thai sản – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng thai sản theo quy định mới nhất  – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định pháp luật – Hãng luật 24H

Doanh nghiệp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động căn cứ vào Điều 31 Bộ luật lao động 2012 và Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

Doanh nghiệp được điều chuyển người lao động khi  thuộc một trong 04 trường hợp sau:

– Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh;

– Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Sự cố điện, nước;

03 trường hợp trên thuộc về sự kiện khách quan, bất khả kháng mà doanh nghiệp không kiểm soát được, khi sự kiện ấy xảy ra, người sử dụng lao động không kịp xử lý dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực ở một số vị trí nên việc điều chuyển người lao động là điều cần thiết và giải quyết khó khăn trước mắt của doanh nghiệp.

Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi điều chuyển người lao động trong trường hợp này, doanh nghiệp phải quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

Mức lương trong thời gian người lao động bị điều chuyển làm công việc khác so với Hợp đồng lao động: (Điều 31 Bộ luật lao động 2012)

Người lao động điều chuyển làm công việc mới sẽ được hưởng lương của công việc mới, thường thì khi điều chuyển công việc, người lao động sẽ làm công việc đơn giản hơn và dễ thực hiện hơn, hoặc không đòi hỏi chuyên môn đặc thù. Do đó, nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Thời gian còn lại tối đa là 30 ngày, tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Thời hạn điều chuyển (Điều 31 Bộ luật lao động 2012)

Thời gian điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. Nếu người lao động không đồng ý với quyết định điều chuyển người lao động  của người sử dụng lao động khi đã hết thời hạn 60 ngày mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc bằng 100% mức lương người lao động nhận được của tháng trước đó tương ứng với những ngày người lao động đã ngừng việc.

Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, mà doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại ví trí mới thì doanh nghiệp phải có sự đồng ý của người lao động. Khi đó, hai bên thỏa thuận ký Phụ lục Hợp đồng lao động trong đó có quy định về việc chuyển công việc mới khác so với công việc ban đầu hoặc giao kết Hợp đồng lao động mới với công việc hiện tại sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động đã ký ban đầu.

Mức phạt hành chính khi doanh nghiệp điều chuyển lao động trái luật (Căn cứ vào Điều 10 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì mức phạt của người sử dụng lao động khi vi phạm quy định thực hiện hợp đồng)

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

Trong quan hệ lao động quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động phải tương xứng. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc xuất phát từ nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động có quyền điều chuyển người lao động nhưng trong thời hạn tối đa là 60 ngày/01 năm. Việc điều chuyển tiếp phải có sự đồng ý của người lao động và tuân theo quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

Luật sư tư vấn Luật lao động, gọi: 1900 65 74

>>Xem thêm: Người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động khi nào – Luật 24h

>>Xem thêm: Sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi có vi phạm pháp luật không – Luật 24h

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.

Các dịch vụ của hãng Luật 24h

– Tư vấn về vấn đề người lao động bị chuyển công việc khác hợp đồng lao động;

– Hướng dẫn và soạn thảo quyết định điều chuyển, HĐLĐ đúng quy định pháp luật;

– Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp có nghĩa vụ như thế nào về an toàn lao động, vệ sinh lao động? – luật 24h

>> Xem thêm: Vợ hay ghen tuông vô cớ người chồng có nên ly hôn không – Luật 24h

>> Xem thêm: Công ty Luật 24h

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vai trò của công đoàn cơ sở đối với người lao động và doanh nghiệp

Vai trò của công đoàn cơ sở đối với người lao động và doanh nghiệp Vai trò của công đoà...

Xem thêm

Trách nhiệm của người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ...

Trách nhiệm của người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đ...

Xem thêm

Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động

Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động theo quy định mới nhất, luật ...

Xem thêm

Công ty nợ lương thì người lao động phải làm sao để lấy lại tiền?

Công ty nợ lương thì người lao động phải làm sao để lấy lại tiền? Công ty nợ lương thì ...

Xem thêm

Sắp hết hạn hợp đồng lao động các bên có phải thông báo cho nhau?

Sắp hết hạn hợp đồng lao động các bên có phải thông báo cho nhau? Trách nhiệm thông báo...

Xem thêm

Quy định về trách nhiệm vật chất của người lao động

Quy định về trách nhiệm vật chất của người lao động Quy định về trách nhiệm vật chất củ...

Xem thêm

Tai nạn lao động là gì theo quy định pháp luật hiện hành – L...

Tai nạn lao động là gì theo quy định pháp luật hiện hành – Luật 24h Tai nạn lao đ...

Xem thêm

Trường hợp nào người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng la...

Trường hợp nào người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? – Luật ...

Xem thêm

Giải quyết trường hợp công ty không trả đủ lương theo hợp đồng lao...

Giải quyết trường hợp công ty không trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết Tro...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574