Người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động khi nào? – Luật 24h
Người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động khi nào? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, hoặc liên hệ qua hotline: 1900 65 74
Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.
Trong quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở một số trường hợp như: chấm dứt HĐLĐ trái luật, bồi thường do làm hư hỏng tài sản của công ty, bồi thường khi NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,… Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động là gì?
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, trong một quan hệ lao động, khi người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) xác lập quan hệ lao động thì giữa họ phát sinh quan hệ nghĩa vụ. Do đó, khi một bên vi phạm nghĩa vụ (không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ) gây thiệt hại cho bên kia thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, NLĐ khó có thể tránh khỏi những sơ suất, vô ý gây thiệt hại cho NSDLĐ. Trong trường hợp đó, người lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ và gây ra thiệt hại, mức bồi thường nhằm khôi phục tình trạng tài sản, bù đắp về tổn thất, tinh thần và sức khỏe cho người bị thiệt hại.
Luật sư tư vấn Luật lao động, gọi: 1900 65 74
>>Xem thêm: Sảy thai có được hưởng chế độ thai sản theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ thai sản – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng thai sản theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
Quy định về trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động (Căn cứ Điều 130 Bộ luật lao động 2012)
Người lao động bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động
Trừ trường hợp tài sản bị thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác, NLĐ phải bồi thường cho doanh nghiệp nếu:
– Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp;
– Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp hoặc tài sản khác do doanh nghiệp giao;
– Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
Tùy vào mức độ thiệt hại và thỏa thuận với doanh nghiệp mà NLĐ sẽ phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ giá trị thiệt hại theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.
Hợp đồng trách nhiệm là hợp đồng ký song song với Hợp đồng lao động quy định trách nhiệm bảo quản, giữ gìn các công cụ, dụng cụ, thiết bị mà người lao động sử dụng trong quá trình làm việc do người sử dụng lao động cung cấp. Nếu trong Hợp đồng trách nhiệm đã quy định cụ thể trách nhiệm phát sinh liên quan đến bồi thường thiệt hại thì người lao động sẽ căn cứ vào đó để bồi thường thiệt hại phát sinh.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Bộ Luật dân sự là thiệt hại đến đâu thì bồi thường đến đó và bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận và căn cứ theo quy định pháp luật.
Dù thỏa thuận như thế nào thì mức bồi thường thiệt hại nếu NLĐ sơ suất gây thiệt hại không nghiêm trọng với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng, thì phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của NLĐ sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp 2: Bồi thường khi vi phạm bí mật kinh doanh, công nghệ
Bí mật kinh doanh, công nghệ là tài sản quan trọng trong doanh nghiệp, có thể quyết định đến sự tồn tại, vận hành, phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh cơ chế bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về lao động cũng có quy định bảo hộ tại Khoản 2 Điều 23 của Bộ luật Lao động năm 2012, cụ thể: “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.”
Theo đó, để xử lý và giàng buộc trách nhiệm bảo mật bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người lao động và người sử dụng lao động ngay từ khi giao kết hợp đồng lao động phải có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về bảo mật bí mật kinh doanh, công nghệ và xác định rõ những thông tin nào, trường hợp nào được cho là bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ cần được bảo vệ không phải mọi thông tin được cung cấp và biết được trong công việc đều là bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ. Đồng thời người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ. Mức bồi thường được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế xảy ra, vì vậy trong trường hợp vi phạm thì bồi thường ra sao đều căn cứ vào thiệt hại thực tế.
Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
– Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
– Gây ra thiệt hại cho công ty sẽ bị xử lý kỷ luật lao động nếu được quy định tại Nội quy lao động về hành vi gây thiệt hại nào sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật lao động.
– Trình tự, thủ tục xử lý ký luật lao động với trường hợp bồi thường thiệt hại theo như pháp luật quy định giống với trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động:
Thứ nhất, việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động, nghĩa là có sự chứng minh được hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra.
– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
– Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
Thứ hai, không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Thứ ba, khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Thứ tư, không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
– Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
– Đang bị tạm giữ, tạm giam;
– Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm;
– Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Thứ năm, không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Người lao động có hành vi gây ra thiệt hai cho người sử dụng lao động ngoài việc phải bồi thường thiệt hại, người lao động đồng thời bị xử lý kỷ luật lao động bằng một trong ba hình thức: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức, sa thải tùy vào tính chất và mức độ vi phạm được quy định trong Nội quy và quy định pháp luật.
Luật sư tư vấn Luật lao động, gọi: 1900 65 74
>Xem thêm: Sảy thai có được hưởng chế độ thai sản theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ thai sản – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng thai sản theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định pháp luật – Hãng luật 24H
Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Dịch vụ pháp lý của Luật 24h:
Tư vấn về các trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động;
Tư vấn về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trường hợp bồi thường thiệt hại;
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động.
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"